Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 55)

Đến nay, huyện Lạc Dương có 3/5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Huyện đã hoàn thiện đề án xây dựng huyện Lạc Dương đạt chuẩn NTM vào năm 2020. UBND các xã đã xây dựng đề án xã đạt chuẩn NTM, trong đó, xã Đạ Sar đang triển khai xây dựng đề án NTM kiểu mẫu, thị trấn Lạc Dương có

đề án xây dựng và phát triển đô thị đạt chuẩn đô thị văn minh trên cơ sở vận dụng Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2021. Kết quả thực hiện tiêu chí huyện NTM trên địa bàn huyện qua rà soát theo Quyết định 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số tiêu chí đã đạt 5/9 tiêu chí, tỷ lệ 55%. Trong đó, các tiêu chí đạt gồm: quy hoạch, điện, sản xuất, an ninh trật tự, chỉ đạo xây dựng NTM; các tiêu chí chưa đạt: giao thông, thủy lợi, y tế - văn hóa - giáo dục, môi trường.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xây dựng huyện Lạc Dương trở thành huyện NTM phát triển toàn diện bền vững và được UBND tỉnh công nhận là huyện đạt chuẩn NTM, theo Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung và giải pháp trọng tâm. Trong đó, hoàn thiện các kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp; tập trung phát triển hệ thống giao thông đồng bộ từ huyện đến xã, từ xã đến thôn; triển khai đầu tư và hoàn thiện các công trình thủy lợi trọng điểm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân; tập trung đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất để các trường học trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục duy tu, bảo dưỡng và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất văn hóa tại các xã, thị trấn; tổ chức sản xuất theo hướng trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thành và hoàn thiện các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; triển khai thực hiện Đề án cảnh quan bền vững huyện Lạc Dương, chú trọng bảo vệ sinh thái gắn với phát triển kinh tế - xã hội...

Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM đề ra của huyện, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực đối với CBCCCX người DTTS như: điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể theo từng chức danh CBCCCX theo vị trí việc làm; về tuyển dụng phải thực sự công khai, khách quan, công bằng để chọn được người đáp

ứng tiêu chuẩn đề ra; về ĐTBD đối với từng chức danh CBCCCX; về tinh giảm biên chế đối với các chức danh CBCCCX không đạt chuẩn nhằm xâydựng đội ngũ CBCCCX có đủ trình độ, năng lực nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng NTM ở nông thôn của huyện.

2.1.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh

Xây dựng đội ngũ CBCC gắn liền với kiện toàn tổ chức bộ máy cấp xã và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Huyện Lạc Dương là một địa phương còn khó khăn với hơn 73% đồng bào DTTS sinh sống, quan điểm của huyện là xây dựng chính quyền "liêm chính, kỷ cương, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân". Chủ trương của huyện xây dựng chính quyền thân thiện tức là thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa chính quyền và người dân ngày càng tốt đẹp hơn; luôn gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người dân trên tinh thần vì người dân phục vụ. Huyện đã triển khai đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính, quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát huy vai trò của đồng bào trong kiểm tra, giám sát hoạt động của CBCCCX nói chung và đội ngũ CBCCCX người DTTS nói riêng trong thực thi công vụ. UBND huyện thường xuyên duy trì hoạt động đối thoại định kỳ với doanh nghiệp, với đồng bào dân tộc qua các phương tiện thông tin đại chúng như: hòm thư góp ý, in-tơ-nét, đường dây nóng... Để bảo đảm thành công trong việc xây dựng chính quyền thân thiện, đòi hỏi đội ngũ CBCCCX người DTTS không chỉ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng xử lý, giải quyết tình huống nảy sinh trong thực thi công vụ mà còn phải thành thạo về tin học, ngoại ngữ nhằm xây dựng nền

hành chính hiện đại, đồng bộ, liên thông; môi trường làm việc minh bạch, hiệu quả và giảm thời gian, chi phí tạo sự hài lòng đối với đồng bào DTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 55)