1. Kết luận
Chất lượng đội ngũ CBCCCX có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH đất nước; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoa, xã hội ở địa phương. Chính vì vậy, trong những năm qua, việc việc nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX nói chung và đội ngũ CBCCCX người DTTS nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng.
Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, nhất là từ Pháp lệnh CBCC, sửa đổi, bổ sung năm 2003, các quy định điều chỉnh về về CBCCCX nói chung và CBCCCX người DTTS nói riêng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCCX người DTTS trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả, đội ngũ CBCCCX người DTTS bộc lộ một số hạn chế nhất định. Sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện trên các mặt về công vụ, CC, trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS nhằm có những thay đổi tương ứng, phù hợp. Vì vậy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX người DTTS nói chung và đội ngũ CBCCCX người DTTS ở huyện Lạc Dương nói riêng là một trong những nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa hiện nay.
Đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng" có tính thực tiễn cao. Vì vậy, trong quá trình triển khai, phải kết hợp các phương pháp nghiên cứu để đưa ra kết quả sát thực nhất. Toàn bộ 3 chương của luận văn tập trung vào làm rõ các nội dung sau:
Một là, phân tích, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản của nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS. Trong đó, tác giả đã khái quát các
khái niệm, đặc điểm, vai trò của đội ngũ CBCCCX người DTTS và chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS. Đồng thời, luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTScó phẩm chất và trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu xây đựng NTM và cải cánh hành chính nhà nước hiện nay.
Hai là, phân tích khái quát điều kiện tự nhiên và hinh tế, xã hội của huyện Lạc Dương và đặc thù đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương; Phân tích, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện và các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện, cụ thể tập trung đánh giá về: số lượng, chất lượng (trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ, phẩm chất, đạo đức, năng lực, kỹ năng ...), tiêu chuẩn; tuyển dụng; bố trí, sử dụng; ĐTBD; đánh giá; khen thưởng, kỷ luật; chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện Lạc Dương. Trên cơ sở, luận văn đã chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đây là căn cứ thực tiễn để luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS ở huyện Lạc Dương hiện nay.
Ba là, xác định nhu cầu, mục tiêu và đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với đội ngũ CBCCCX; nâng cao chất lượng công tác bầu cử, tuyển dụng; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng công tác quy hoạch, tạo nguồn; đổi mới công tác bố trí, sử dụng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện chính sách đãi ngộ
Như vậy, về cơ bản luận văn đã đạt được các mục tiêu như đã đề ra. Tuy nhiên, do đề tài có phạm vi rộng, lại là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới trong khi trình độ của tác giả còn hạn chế. Tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân trọng cám ơn./.