Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộcông chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 66)

chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Đây là giải pháp quan trọng để CBCCCX “không dám tham nhũng”, bởi vì trong điều kiện công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường và phát huy hiệu lực, hiệu quả để kịp thời xử lý các biểu hiện vi phạm thì các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng có “hiệu quả thấp nhưng nguy cơ bị phát hiện và trừng phạt cao”. Cụ thể tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức và cán bộ; công tác kiểm tra; công tác chính trị, tư tưởng theo hướng gắn việc tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) trong việc đánh giá, phân loại CBCCCX trên cơ sở cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đề cao tính gương mẫu, tự giác, trách nhiệm nêu gương của cấp trên, người đứng đầu; cần có biện pháp, hình thức xử lý phù hợp đối với những trường hợp đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Kịp thời xử lý dứt điểm đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và thông tin kết quả để nhân dân kiểm tra, giám sát theo quy định.

Thứ hai, quy định chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm của đội ngũ CBCCCX người DTTS, tuỳ theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách

nhiệm hình sự. Việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của CBCCCX có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe CBCC, đồng thời cũng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào pháp luật; kịp thời biểu dương, khen thưởng những CBCCCX thực hiện tốt các quy định về đạo đức công vụ; đồng thời xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm quy định những điều CBCC không được làm.

Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất về việc thực hiện công vụ của đội ngũ CBCCCX người DTTS để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm những thiếu sót, vi phạm. CBCC có hành vi vi phạm quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức, cho thôi việc đối với CBCCCX làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Thứ tư, phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng trong giám sát việc thực hiện công vụ của đội ngũ CBCCCX. Sự tham gia tích cực của người dân trong việc giám sát hoạt động công vụ của CBCCCX được bảo đảm bằng việc công khai, minh bạch sẽ là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTTS ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 65 - 66)