Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 49 - 52)

chức cấp xã người dân tộc thiểu số

3.1.1. Mục tiêu

Công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện Lạc Dương hiện nay dựa trên cơ sở thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương, xuất phát từ thực trạng CBCCCX của huyện, căn cứ vào các tiêu chí đối với từng CBCCCX để có các giải pháp thích hợp. Do vậy, mục tiêu đề ra đến năm 2025 của huyện Lạc Dương là:

Một là, xây dựng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn và năng lực thực tiễn, có phong cách làm việc khoa học, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tính kế thừa và phát triển, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ. Đồng thời tập trung kiện toàn đội ngũ CBCCCX người DTTS đảm bảo về số lượng và chất lượng; tạo ra lực lượng cán bộ có trình độ vững vàng về mặt chuyên môn, lý luận chính trị.

Hai là, phấn đấu đến năm 2025: 100% CBCCCX người DTTS đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, phù hợp với nhiệm vụ được giao, trong đó 70% là đảng viên. Giữ vững và nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ người DTTS ở các bộ phận chuyên môn.

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ CBCC trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị và người đứng đầu.

- Xây dựng đội ngũ CBCC phải xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và sát với điều kiện thực tiễn của huyện Lạc Dương.

- Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào quần chúng để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ và ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; gồm đội ngũ CBCC hiện đang làm việc và đội ngũ lao động dự bị nhân lực dự nguồn từ sinh viên đang học.

- Qua tạo nguồn, chất lượng nguồn CBCCCX người DTTS được nâng lên. Số lượng nguồn phong phú, cơ cấu đa dạng. Nguồn ổn định, đảm bảo cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chủ động trong bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng CB, CC khi cần thiết.

- Ưu tiên tuyển dụng người DTTS tại chỗ, người có bằng thạc sĩ và bằng đại học loại giỏi; quy định trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong tuyển dụng nhằm khắc phục tình trạng đội ngũ CBCCCX người DTTS thiếu và yếu, mất cân đối hiện nay.

3.1.2.Yêu cầu

3.1.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải gắn với đường lối chính trị của Đảng về chính sách dân tộc

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và coi trọng vị trí chiến lược của chính sách đối với đồng bào các DTTS trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết"[42]. Việc tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân tộc, góp phần thực hiện đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu riêng có của Việt Nam mà đó còn là mục tiêu chung của mọi quốc gia

trên thế giới hiện nay. Đây là nhiệm vụ của mỗi CBCCVC nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc toàn dân.

Tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi kết luận nội dung cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, cần chăm lo đến nguồn lực ĐTBD cán bộ và củng cố hệ thống chính trị gắn với việc ĐTBD cán bộ ở cơ sở. Con người là nhân tố quyết định thành bại của mọi việc, trong đó đội ngũ CBCCCX người DTTS giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương là đối tượng cần ưu tiên phát triển.

Huyện Lạc Dương là vùng DTTS và miền núi kinh tế - xã hội vẫn còn chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch so với các vùng khác trong cả nước còn lớn, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao so với mặt bằng chung của cả nước. Một trong những nguyên nhân của tình trạng, hạn chế trên chủ yếu là do đội ngũ CBCCCX nói chung và đội ngũ CBCCCX người DTTS nói riêng. Việc hạn chế về năng lực công tác, kỹ năng nghề nghiệp liên, thái độ với đồng bào dân tộc, với văn hóa dân tộc,…đã cản trở không nhỏ đến việc thực hiện chính sách dân tộc ở vùng DTTS. Vì vậy, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS ở huyện Lạc Dương phải thực hiện đúng theo quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc.

3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế, khai thác thế mạnhcủa địa phương

Chiến lược phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng, an ninh của Tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Lạc Dương nói riêng phải trên cơ sở đặc điểm

kinh tế, chính trị, văn hóa; đặc điểm các DTTS; phát huy khối đoàn kết các dân tộc; trọng dụng nhân tài, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn tại chỗ hay nguồn nơi khác đến.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Dương lần thứ X xác định phương hướng chung trong giai đoạn 2015 - 2020 là khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh để phát triển, nhất là trên các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm đặc thù, du lịch. Đặc biệt, trong phát triển nông nghiệp, huyện sẽ nắm vững thời cơ về chương trình hợp tác phát triển giữa Lâm Đồng và JICA (Nhật Bản) để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp CNC theo hướng tiếp cận đa ngành, xây dựng Lạc Dương trở thành khu vực sản xuất vệ tinh của Đà Lạt.

Với sự ưu đãi về thiên nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình... cùng với những mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định của huyện trong thời gian tới với việc hướng đến xây dựng môi trường du lịch bền vững đang là yêu cầu đặt ra đối với huyện, là điều kiện thuận lợi để huyện Lạc Dương có chiến lược phát triển và đặt ra yêu cầu xây nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện đó là: am hiểu vùng miền, am hiểu đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tam lý dân tộc; có kiến thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh dó, trong thời gian tới, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương có kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, trình độ, kỹ năng trong công tác quản lý mọi hoạt động nhằm phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương.

3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 49 - 52)