Đổi mới công tác bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 65)

xã người dân tộc thiểu số

Việc bố trí, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, năng lực sở trường của CBCC để bố trí sử dụng hợp lý cán bộ. Không để chênh lệch quá lớn trong bố trí, sử dụng CBCC trong các cơ quan, đơn vị. Cần có quan điểm lịch sử cụ thể trong bố trí, sử dụng cán bộ. CBCCCX người DTTS tuy có những tiêu chí còn thấp so với cán bộ người Kinh nhưng phải mạnh dạn, tin tưởng giao nhiệm vụ cho họ, không nên quá cầu toàn. Quá trình CBCCCX người DTTS tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ người Kinh cần tận tình giúp đỡ. Trong những năm tới phải tăng dần cán bộ lãnh đạo, quản lý là người DTTS trong hệ thống chính trị các cấp. Đồng thời trước khi đề bạt, bổ nhiệm CBCCCX người DTTS cần tham khảo ý

kiến nhận xét của nhân dân, bởi họ hiểu rõ phẩm chất, năng lực và xu hướng triển vọng của cán bộ. Đổi mới chính sách đối với CBCC người DTTS. Lợi ích là khâu nhạy cảm thôi thúc con người hành động. Chính sách cán bộ xuyên suốt ở các khâu của công tác cán bộ, bao hàm cả chính sách về vật chất và tinh thần. Chính sách hợp lý, kịp thời sẽ khích lệ đội ngũ CBCCCX người DTTS tận tụy với công việc, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt các chức trách, nhiệm vụ được giao.

Về bố trí, sử dụng:

Bố trí, sử dụng CBCCCX người DTTS có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước. Trong giải pháp này cần đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng được khẳng định tại Nghị quyết TW 4 khóa XI những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần được sắp xếp phù hợp, có cơ chế để kịp thời thay thế không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác và vì vậy huyện Lạc Dương phải chú trọng các giải pháp sau:

- Bố trí, sử dụng CBCCCX người DTTS phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên cơ sở công việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có hiệu quả, có uy tín.

- Bố trí, sử dụng CBCCCX người DTTS phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục, bố trí, sử dụng cán bộ phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy mới, cách làm mới, cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính quyền. Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ nếu có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh đạo.

- Kiên quyết loại bỏ những CBCC bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tư cách lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.

- Khi tiến hành lựa chọn CBCCCX người DTTS để bố trí vào chức danh thì cần phải tiến hành một cách khách quan, tập thể, dân chủ, có sự tham khảo ý kiến của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân.

Thực tế hiện nay ở Lạc Dương việc bố trí lựa chọn CBCCCX người DTTS còn rất nhiều bất cập như trái ngành nghề được đào tạo, cán bộ chưa qua đào tạo… những bất cập này cần được sớm khắc phục.

Về luân chuyển:

Ở Lạc Dương thời gian qua, tính chủ đích của việc luân chuyển CBCC các cấp, các ngành về xã là nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cơ sở, đồng thời nhằm đào tạo cán bộ. Số CBCC người DTTS luân chuyển về xã không nhiều, thời gian luân chuyển không thống nhất, thường số cán bộ giỏi lại kết thúc việc luân chuyển sớm để bổ nhiệm giữ cương vị mới, kết thúc luân chuyển, xã như “mất” người giỏi, chất lượng CBCCCX, trong đó có CBCC người DTTS cũng chưa chuyển biến nhiều.

Để nâng cao chất lượng CBCCCX người DTTS thông qua luân chuyển thêm hiệu quả, cần tiến hành điều tra xã hội học sâu rộng, khách quan và trung thực công tác này. Những kinh nghiệm thành công và cả hạn chế trong công tác này cần được tổng kết thành các bài học cho các cấp ủy đảng trong công tác cán bộ. Trước mắt, cần thực hiện một số nội dung cụ thể:

Một là, luân chuyển CBCCCX người DTTS cần tiến hành thường xuyên giữa các khối đảng, chính quyền, đoàn thể trong địa bàn một xã và giữa các xã, để vừa phát hiện được năng lực, vừa phát hiện được sở trường, sở đoản mỗi người.

Hai là, thời gian luân chuyển không quá 3 năm, tốt nhất là một nhiệm kỳ để CBCC luân chuyển làm quen với công việc mới và trải nghiệm, thể hiện hết phẩm chất, năng lực. Nếu CBCC luân chuyển sớm bộc lộ hạn chế, thì cấp quản lý cho rút về ngay, tránh để lâu vừa "mất" cán bộ, vừa gây khó khăn cho địa phương.

Ba là, luânchuyển phải gắn chặt với quy hoạch. Công khai phương án bố trí sau luân chuyển, để tạo mục tiêu, động lực phấn đấu.

Tình hình ở huyện Lạc Dương nơi có trên 70% ĐBDTTS, giáp ranh với nhiều tỉnh nên cũng có những diễn biến phức tạp, do các thế lực thù địch xúi giục đồng bào gây rối trật tự, an ninh. Điều đó cho thấy, tăng cường luân chuyển CBCC người DTTS ở cấp trên về cơ sở là một nội dung cần thiết, mang tính đặc thù đối với địa bàn như Lạc Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 62 - 65)