Nguyên nhân của hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 46 - 49)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan của những hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất,về chế độ, chính sách, tiền lương. Bên cạnh những kết quả đạt được, chế độ, chính sách về tiền lương đối với CBCCCX còn thiếu tính đồng bộ, không ổn định, có điểm chưa hợp lý. Khối lượng công việc của CBCCCX ngày càng tăng và phức tạp hơn, do đặc thù của cấp cơ sở, hoạt động thực thi

nhiệm vụ của CBCCCX không phải lúc nào cũng chỉ diễn ra trong giờ hành chính, mà nhiều trường hợp, họ phải làm việc cả ngoài giờ khi người dân có yêu cầu.

Thứ hai, pháp luật về CBCCCX quy định về số lượng, chức danh, tiêu chuẩn, tuyển dụng, ĐTBD, sử dụng, đánh giá, thi đua, khen thưởng… mà chưa chú trọng đến chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã để điều chỉnh về chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các chức danh CBCCCX.

Thứ ba, Tiêu chuẩn đối với CBCCCX theo quy định hiện hành không còn phù hợp với mặt bằng trình độ đào tạo của xã hội và chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM do Đảng và Nhà nước đề ra.

Thứ tư,các thiết chế trong xã hội truyền thống ở buôn, làng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc củng cố và xây dựng đội ngũ CBCCCX ở các địa bàn vùng sâu. Đáng chú ý là thiết chế cộng đồng dòng họ và thiết chế cộng đồng buôn làng.

Thứ năm,Lạc Dương là một huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng với 73% dân số là người đồng bào DTTS; địa hình rộng, chia cắt, nhiều đồi núi, giao thông đi lại khó khăn. Ben cạnh đó, mặt bằng dân trí thấp, nhất là ở các xã có đông đồng bào DTTS. Qua các năm, trình độ dân trí có tăng lên, nhưng lực lượng lao động có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, trẻ tuổi lại ít tham gia vào công việc ở cấp xã. Khả năng tạo nguồn kế cận cho đội ngũ CBCCCX người DTTS còn hạn chế.

Thứ sáu, chất lượng bầu cử HĐND cấp xã chưa cao, trong khi đó hầu hết đội ngũ CBCX người DTTS được hình thành tại địa phương.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Yếu tố tâm lý, truyền thống, phong tục tập quán, nhất là tính tự ti, ỷ lại, không muốn đi xa, ngại giao tiếp, khiến cho số lượng CBCCCX người DTTS đã ít, lại khó trong việc nâng cao chất lượng trong ĐTBD.

- Tính tích cực, tự giác của không ít CBCCCX người DTTS chưa cao. Trong thực tế ở nhiều xã, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ

phận CBCCCX người DTTS mang tính phổ biến. Nguyên nhân của nó xuất phát từ đặc điểm “ thụ động, khép kín” của đồng bào, nhưng cũng có một phần từ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với các DTTS trong thời gian qua.

- Công tác tuyển dụng còn chưa xuất phát từ nhu cầu của các địa phương, chưa thực sự phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, nhiều nơi cấp xã chỉ biết nhận người chứ không được tham gia vào khâu tuyển dụng.

- Công tác sử dụng CBCCCX người DTTS còn nhiều bất cập, tình trạng CBCC được bố trí trái ngành nghề được đào tạo còn khá phổ biến.

- Công tác ĐTBD nhiều năm qua còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả trong việc nâng cao trình độ của CBCCCX. Đào tạo nhiều nơi chưa gắn với quy hoạch; Bản thân gia đình nhiều CBCCCX người DTTS còn thuộc diện nghèo vì vậy điều kiện để tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho công việc còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Chất lượng đội ngũ CBCCCX người DTTS ở huyện Lạc Dương có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhưng nhìn chung đội ngũ CBCCCX hiện nay, nhất la đội ngũ CBCCCX người DTTS chưa đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ này còn yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu, hẫng hụt trong tạo nguồn cán bộ. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn ở huyện Lạc Dương thì các cấp uỷ Đảng và chính quyền nơi đây cần tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBCCCX người DTTS ở địa phương. Trên cơ sở đó để, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ. Đây là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với Lạc Dương hiện nay.

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ NGƯỜI DÂN TỘC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 46 - 49)