Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 61)

chức cấp xã người dân tộc thiểu số

Đổi mới nội dung đào tạo CBCCCX người DTTS cần chú ý đến những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể; phương thức lãnh đạo của Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở xã, trách nhiệm cụ thể của từng chức danh cán bộ với công tác cán bộ, đảng viên, công tác tư tưởng, quần chúng, công tác giám sát, kỷ luật đảng, công tác quóc phòng, an ninh trên địa bàn. Đặc biệt chú ý đào tạo, rèn luyện ngay trong nhà trường một số kỹ năng cơ bản về lãnh đạo, điều hành một số tổ chức trong hệ thống chính trị; kỹ năng tuyên truyền,

vận động quần chúng nhân dân; kỹ năng xử lý tình huống chính trị, xử lý tình trạng mất đoàn kết nội bộ; xử lý mâu thuẫn, tranh chấp giữa các nhóm, các cá nhân trong cộng đồng DTTS.

Thu hẹp hoặc mở rộng một số nội dung trong các chương trình đào tạo cho CBCCCX người DTTS. Nghiên cứu thực tế cho thấy, CBCCCX người DTTS thường đặt mình ở vị thế xã hội thấp, quan hệ xã hội hẹp nên cho rằng, không nhất thiết cần mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ lắm. Tuy nhiên họ lại đối diện với thực tế: Trong khi CBCC cấp tỉnh, cấp huyện được phân cấp, phân chia chức năng nhiệm vụ hẹp, tức là nhiều người cùng làm một việc, thì một CBCCCX người DTTS phải "ôm" khá nhiều việc. Ví dụ, quản lý toàn bộ công tác văn hóa xã hội ở xã, chỉ do một đến hai công chức đảm nhiệm, trong khi ở huyện có hẳn một phòng chức năng. Bởi vậy, nghiên cứu để thu hẹp hoặc mở rộng một số nội dung trong các chương trình đào tạo để phù hợp với nhiệm vụ chính trị mà CBCCCX đảm nhiệm là việc làm cần thiết.

Đẩy mạnh ĐTBD CBCCCX người DTTS là nhiệm vụ quan trong nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này (81% ý kiến đồng ý [Phụ lục 2, Bảng 3.4]). Kết hợp ĐTBD về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, an ninh quốc phòng, công tác vận động quần chúng, dân tộc, tôn giáo, tin học-ngoại ngữ… Kết hợp đào tạo chính quy, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày, tập huấn, tham quan các mô hình tiêu biểu, nhằm nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn, năng lực tư duy và kiến thức thực tiễn. Đặc biệt trong những năm tới vừa coi trọng đào tạo chính quy, cơ bản cho CBCCCX người DTTS, cần tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn từ 7 đến 10 ngày, chủ yếu trang bị kiến thức mới, bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống, tác nghiệp có tính chất “cầm tay chỉ việc”.

Về nội dung chương trình ĐTBD CBCCCX hiện nay nhìn chung còn nặng về lý luận chung, ít chú trọng đến kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý điều hành, các kỹ năng xử lý tình huống quản lý nhà nước, chưa có nội dung

sát hợp với tình hình đặc điểm về kinh tế - xã hội ở cơ sở. Nội dung giống nhau cho nhiều đối tượng CBCC, chưa có chương trình riêng cho các chức danh. Đối với các lớp bồi dưỡng hầu như học viên thụ động ngồi nghe, không có thời gian để thảo luận, trao đổi kiến thức, nghiệp vụ. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện Lạc Dương cần tiếp tục phối hợp với các đơn vị, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả kế hoạch mở lớp học bổ túc văn hóa để sớm hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho CBCCCX người DTTS.

- Chủ động phối hợp với các trường trung học của tỉnh tăng cường mở lớp đào tạo tập trung cho CBCCCX người DTTS đã đương chức và kế cận, mở các lớp tại chức ở huyện để sớm phổ cập trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ cho CBCCCX người DTTS.

- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa CBCCCX chủ chốt đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.

- Cần có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với CBCCCX tham gia ĐTBD, đặc biệt là đối với CBCCCX người DTTS do điều kiện công tác ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn nhằm khuyến khích đội ngũ này tham gia ĐTBD đạt hiệu quả. Đồng thời, quy định về xử phạt đối với CBCCCX không cố gắng học tập nâng cao trình độ, vi phạm các hành vi gian lận trong bằng cấp, chứng chỉ.

- Cần đào tạo tiếng Anh và DTBD kiến thức về công nghệ thông tin cho đội ngũ CBCCCX người DTTS huyện Lạc Dương và coi đây là nhiệm vụ quan trong nhằm thúc đẩy, quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương.

Do có núi cao hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh, hồ Đan Kia – Suối Vàng, núi Lang Biang tạo nên những cảnh đẹp kỳ vĩ, nên thơ và đặc biệt có nguồn nước khoáng ở suối nước nóng Đạ Long mở ra tiềm năng du lịch hấp dẫn du khách. Lạc Dương có khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình hàng

năm từ 16-22OC quanh năm ôn hòa, mát mẻ, trong lành. Cùng với đó, việc hoàn thành tuyến đường 27C nối thành phố Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa và việc đang triển khai xây dựng tuyến đường đông Trường Sơn đã phá thế độc đạo của huyện, mở ra cơ hội thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các loại hình du lịch. Những năm qua, lượng khách đến tham quan hàng năm đạt từ 800 đến 900 ngàn lượt/năm bên cạnh đó khách nước ngoài chiếm số lượng đáng kể. Ngoài việc giới thiệu, giảng bá du lịch của huyện thì việc liên kết với nước ngoài nhằm phát triển kinh tế địa phương là điều hết sức cần thiết. Để hoàn thành được sứ mệnh này, đội ngũ CBCCCX người DTTS của huyện phải được đạo trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin để có thể giao tiếp, làm việc được với đối tác là người nước ngoài; quản lý nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Đây là vấn đề mang tính cấp bách, và mang tính lâu dài cần phải đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã người dân tộc thiểu số huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng (Trang 58 - 61)