Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông năm sao (Trang 25 - 26)

7. Bố cu ̣c của đề tài

1.3.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Học thuyết kỳ vo ̣ng được đề xuất bởi Victor Vroom vào năm 1964, sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi mô ̣t số ho ̣c giả khác, bao gồm cả Porter và Lawler năm 1968. Khác với Maslow và Herzberg, Vroom không tâ ̣p trung nhiều vào nhu cầu, mà chủ yếu tâ ̣p trung vào kết quả. Ông cho rằng hành vi và đô ̣ng cơ làm viê ̣c của con người không nhất thiết được quyết đi ̣nh bởi hiê ̣n thực mà nó được quyết đi ̣nh bởi nhận thức của con người về những kỳ vo ̣ng của ho ̣ trong tương lai.

Lý thuyết này xoay quanh ba khái niê ̣n cơ bản sau:

- Kỳ vo ̣ng: là niềm tin rằng nỗ lực sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niê ̣m này ảnh hưởng bởi các nhân tố như: sự sẵn có của các nguồn lực phù hợp (thời gian, con người...), kỹ năng để thực hiê ̣n và sự hỗ trợ cần thiết để thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ (thông tin, sự giám sát, đi ̣nh hướng...).

- Mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng (tính chất công cu ̣): mức độ cá nhân tin rằng thực hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được một kết quả mong muốn. Nó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như: sự rõ ràng trong mối liên kết giữa hiệu quả làm việc và phần thưởng người lao động được nhận; nỗ lực khuyến khích làm việc; tin tưởng vào sự công bằng, người có quyền quyết định thưởng/ phạt; tin tưởng vào tính minh bạch trong việc quyết định thưởng/phạt.

- Mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả (hóa tri ̣):khả năng một cá nhân nhận thức được rằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả. Mối liên hê ̣ bi ̣ ảnh hưởng bở i: sự quan tâm đến những kết quả/phần thưởng mà cá nhân nhận được; nỗ lực khuyến khích làm việc; hiệu quả công việc đạt được tương xứng với phần thưởng nhận được.

Vroom cho rằng người lao động chỉ được động viên khi nhận thức của họ về cả ba khái niệm trên là tích cực. Nói cách khác là khi họ tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, kết quả đó dẫn đến phần thưởng xứng đáng và phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ.

Hình 1.2. Mô hình kì vọng của Victor Vroom

Nguồn: Mô hình kì vo ̣ng của Victor Vroom (1964)

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần công nghệ và truyền thông năm sao (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)