Nghĩa của việc tạo động lực làm việc cho viên chức y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm y tế huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34)

7. Bố cục của luận văn

1.5.2. nghĩa của việc tạo động lực làm việc cho viên chức y tế

Viên chức là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao…Đây là những hoạt động quan trọng mà Nhà nước phải đứng ra thực hiện vì khu vực tư không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, chính vì vậy kết quả hoạt động của viên chức có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Viên chức y tế có động lực làm việc sẽ giúp đơn vị hoàn thành mục tiêu hoạt động, nâng cao hiệu quả công việc và phát triển ngày càng vững mạnh, có sức mạnh đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của đời sống xã hội. Do vậy, tạo động làm việc cho viên chức y tế trong sự nghiệp công lập là việc làm hết sức có ý nghĩa để nâng cao chất lượng làm việc của viên chức cũng như hoạt động của tổ chức.

Ngoài những đặc điểm như viên chức nói chung, thì viên chức y tế có một số đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù của ngành.

- Lao động ngành Y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe của con người và tính mạng của người bệnh. Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Là lao động liên tục cả ngày cả đêm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhân viên y tế, trực đêm ngủ ngày và ngược lại. Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người. Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hóa chất, chất thải trung tâm. Là lao động cực nhọc căng thẳng (đứng mổ nhiều giờ, tiếp xúc với các bệnh nhân lây nhiễm…). Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thỏa mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được.

chất và tinh thần không bình thưởng. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy, họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mực với thầy thuốc. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và trung tâm quá mức trong lúc đáp ứng của trung tâm không có thể, họ coi trách nhiệm của trung tâm là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với trung tâm để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh.

Xuất phát từ những đặc điểm đó mà việc các nhà quản lý xây dựng những biện pháp và chính sách tạo động lực cho viên chức y tế càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Tiểu kết Chương 1

Tại chương 1 tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc và nội dung và các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức.

Tạo động lực làm việc là tất cả các biện pháp kích thích về vật chất và tinh thần, chính sách và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khao khát, tự nguyện của người lao động trong thực thi công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Động lực làm việc có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, giúp tổ chức duy trì và phát triển bền vững trong các điều kiện, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.

Động lực làm việc chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố cơ bản đó là: yếu tố thuộc bản thân người lao động, yếu tố thuộc công việc và yếu tố thuộc tổ chức.

Việc phân tích, làm rõ các khái niệm và các nội dung lý luận liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc là cơ sở, nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả nghiên cứu thực trạng tại chương 2 và đề xuất những giải pháp trong chương 3 của luận văn

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Trung tâm được thành lập theo Quyết định 552/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Ủy bản nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội.

Với mục tiêu lấy chất lượng khám chữa bệnh là tiêu chí hành đầu. Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ đã có nhiều tiến bộ trong công tác khám, điều trị và chăm sóc người bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, phạm vi điều trị ngày càng được mở rộng, tạo được niềm tin yêu trong nhân trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.

Chức năng, nhiệm vụ:

Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 của UBND Thành phố Hà Nội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch của Thành phố và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo hoạt động của các Trạm y tế xã thực hiện các nhiệm vụ được giao trên địa bàn quản lý;

- Đào tạo và đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc nhiệm vụ được giao cho cán bộ y tế cấp xã, thị trấn, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên, các cán bộ khác trên địa bàn huyện Phúc Thọ;

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa, học kỹ thuật về các lĩnh vực liên quan;

- Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thành phố và các dự án khác được Sở Y tế Hà Nội, huyện Phúc Thọ phân công;

- Tổ chức thực hiện công tác khám chữa bệnh ban đầu tại phòng khám đa khoa;

- Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND huyện Phúc Thọ giao.

2.1.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy và nhân sự Đặc điểm về tổ chức bộ máy: Đặc điểm về tổ chức bộ máy:

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí, được Sở Y tế Hà Nội trực tiếp quản lý.

Trung tâm có tổng số 10 khoa, 5 phòng và 22 trạm, bao gồm khối chuyên môn và khối hành chính. Năm 2019 được giao 120 giường bệnh, biên chế được giao 293 người.

Đặc điểm về nhân sự:

Đội ngũ viên chức của Trung tâm luôn có sự biến động theo các năm. Trong những năm qua đơn vị đã tạo lập được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, là một nhân tố giúp cho đơn vị tạo lập uy tín trong xã hội, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

Biểu đồ 2.1. Tình hình biến động viên chức Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ từ năm (2016-2019) 255 260 265 270 275 280 285 290 295

Phân tích số liệu ở biểu đồ 2.1 cho thấy số lượng viên chức có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lượng viên chức tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ từ năm (2016 – 2019)

Năm Số lượng (người)

Năm 2016 270

Năm 2017 275

Năm 2018 284

Năm 2019 293

(Nguồn: Phòng Tổ chức - cán bộ)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng viên chức tại Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ năm 2019 là 293 người có sự tăng lên 23 người so với năm 2016 về cả số lượng lẫn chất lượng.

Trình độ chuyên môn:

- Bác sỹ chuyên khoa II: 03 (người) - Bác sỹ chuyên khoa I: 02 (người) - Thạc sỹ y khoa: 03 (người)

- Thạc sỹ chuyên ngành khác: 03 (người)

- Bác sỹ chuyên khoa định hướng và đa khoa: 41 (người)

- ĐH điều dưỡng và đại học chuyên ngành khác: 05 (người)

- Cao đẳng, trung cấp y và ngành khác: 220 (người)

- Còn lại: 16 (người)

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của viên chức Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ

1% 3% 16%

75% 5%

Tiến sĩ và tương đương Thạc sĩ và tương đương Cử nhân ĐH

Cao đẳng, trung cấp Còn lại

Qua biểu đồ 2.2 có thể thấy đơn vị có lợi thế là đã nắm giữ được một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng khá cao. Nguồn nhân lực có trình độ Tiến sỹ và tương đương (bác sỹ chuyên khoa II) chiếm tỷ lệ 1% chủ yếu nắm các vị trí chủ chốt như: Giám đốc, Phó giám đốc và trưởng khoa. Viên chức có trình độ thạc sỹ và tương đương (bác sỹ chuyên khoa I) chiếm 3%; Cử nhân đại học chiếm 16% chủ yếu là bác sỹ, điều dưỡng trưởng và các vị trí hành chính chuyên môn. Tỷ lệ 75% là cao đẳng, trung cấp chiếm đa số trong tổng số viên chức, đây chủ yếu là các điều dưỡng viên. Số lượng còn lại chiếm tỷ lệ thấp 5% thường ở các vị trí lái xe, lao công, bảo vệ tại trung tâm.

Cơ cấu nhân sự theo giới tính:

Bảng 2.2. Cơ cấu nhân sự theo giới tính

STT Khối Tổng số (người)

Trong đó

Nam (%) Nữ (%)

1 Khối hành chính 37 12 (32,4%) 25 (67,6%)

2 Khối chuyên môn 256 61 (23,8%) 195 (76,2%)

(Nguồn: Phòng Tổ chức - cán bộ)

Theo bảng 2.2 ở trên cho thấy, nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ là không đồng đều. Tuy nhiên, khi phân tích sự phân bổ giới tính giữa hai khối hành chính và khối chuyên môn thì có thể thấy tỷ lệ giới tính là khá hợp lý. Tỷ lệ viên chức nam của khối hành chính cao hơn tỷ lệ nam tại khối chuyên môn, do khối hành chính có nhiều công việc liên quan đến sửa chữa, đảm bảo cơ sở vật chất cho cơ quan đều là những công việc khá vất vả thì số lượng nam nhiều hơn là phù hợp.

Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi:

Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi

TT Tuổi Khối ≤ 30 tuổi (%) 30–50 tuổi (%) 51–60 tuổi (%) 1 Hành chính (37người) 11 (29,8%) 23 (62,1%) 3 (8,1%) 2 Chuyên môn (256 người) 58 (22.7%) 157 (61,3%) 41 (16%)

Tổng số (293 người) 69 (23,6%) 180 (61,4%) 44 (15%)

Theo bảng 2.3 ở trên cho thấy số lượng viên chức tại Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ có độ tuổi dưới 30 chiếm 23,6%, độ tuổi 30 – 50 chiếm tới 61,4%, độ tuổi 51 – 60 chiếm ít nhất là 15%, Như vậy, đơn vị có nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao, đây là đội ngũ lao động trẻ, khoẻ, năng động, nhiệt tình với công việc và ở độ tuổi 30 – 50 là độ tuổi kinh nghiệm và tay nghề đã khá vững chắc. Ở các độ tuổi khác nhau nguồn nhân lực có các nhu cầu khác nhau, chính vì thế cơ quan cần chú trọng tới yếu tố nhóm tuổi để xây dựng các chính sách tạo động lực phù hợp đặc biệt là với đội ngũ nhân sự trẻ chiếm tỷ trọng rất cao tại đơn vị.

2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ chức tại Trung tâm Y tế huyện Phúc Thọ

2.2.1. Cơ sở pháp lý có liên quan đến công việc của viên chức tại Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ tâm y tế huyện Phúc Thọ

Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ là trung tâm công lập trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp công lập có thu nên chịu sự điều chỉnh và quy định bởi hàng loạt các văn bản quản lý Nhà nước. Nguồn tài chính cho hoạt động của trung tâm chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, nên chịu sự quy định, giám sát chặt chẽ của những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng chế độ công tác cho viên chức, trong đó có những giới hạn nhất định.

Các căn cứ pháp lý có liên quan đến viên chức:

- Bộ Luật Lao động (2019); Luật Viên chức (2010); Luật Viên chức sửa đổi bổ sung một số điều (2019).

- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thông tư số 04/2005/TT-BNV, ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 27/5/2015 Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp BS, BS dự phòng, y sĩ;

Căn cứ vào các quy định của nhà nước và nhu cầu thực tế tại đơn vị, trung tâm đã ban hành các quy định, quy chế, nội quy trong đó xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo các lợi ích của người lao động, duy trì và phát triển hoạt động khám chữa bệnh. Bao gồm:

+ Quy chế chi tiêu nội bộ;

+ Quy chế dân chủ, Quy chế dân chủ về tài chính và sử dụng tài chính của Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ;

+ Nội quy cơ quan;

+ Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ;

+ Quy chế liên quan đến sử dụng nhân sự: trong công tác tuyển dụng cán bộ, viên chức hàng năm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; bổ nhiệm; nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn; công tác thi đua khen thưởng; đánh giá nhận xét viên chức…

+ Quy tắc ứng xử của viên chức, người lao động làm việc tại trung tâm y tế huyện Phúc Thọ; đồng thời đưa ra các quy chế xử lý vi phạm và khen thưởng.

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống các quy định, quy chế của trung tâm y tế huyện Phúc Thọ khá đầy đủ, được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, công khai, đảm bảo tính dân chủ của cơ quan, thu chi tiết kiệm hợp lý, sử dụng nhân sự đúng và phù hợp với quy định và vị trí việc làm, khen thưởng xử phạt đúng lúc đúng thời điểm…Với phương châm con người là yếu tố quyết định thành công của đơn vị, đầu tư con người là đầu tư cho sự phát triển bền vững; lãnh đạo đơn vị đã luôn quan tâm, chăm lo tới đời sống của viên chức, góp phần tạo sự tin tưởng của viên chức, kích thích tinh thần và kích thích bằng vật chất làm việc trong bản thân viên chức.

2.2.2. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm y tế huyện Phúc Thọ tế huyện Phúc Thọ

Hiện nay trung tâm y tế huyện Phúc Thọ đang áp dụng các biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm thông qua các biện pháp là kích thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm y tế huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)