Yếu tố thuộc về bản thân viên chức trung tâm y tế huyện Phúc Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm y tế huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân viên chức trung tâm y tế huyện Phúc Thọ

- Mục đích làm việc

Mỗi một viên chức làm việc tại trung tâm y tế huyện Phúc Thọ đều có những mục đích khác nhau khi lựa chọn công việc, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì các mục đích của cá nhân cũng có sự thay đổi. Đối với những người trẻ tuổi, khi mới đảm nhận công việc mục đích của họ thường rất đơn giản, chỉ là để được cọ sát với thực tế, nâng cao tay nghề của bản thân ở mức thấp với những công việc đơn giản. Tuy nhiên khi tay nghề đã cứng cáp, họ sẽ bắt đầu có nhu cầu về thăng tiên, được giữ những chức vụ quan trong tại khoa, phòng, có tầm ảnh hưởng tới mọi người. Khi ấy động lực làm việc của họ sẽ có sự thay đổi, họ sẽ cố gắng đảm nhận những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và bên cạnh đó họ cũng phải nghiên cứu các cách quản lý, lãnh đạo…Lãnh đạo tại trung tâm căn cứ vào những mục đích để có những chính sách thúc đẩy nhân viên của mình. Chẳng hạn như đối với những người có tham vọng, lãnh đạo cần mạnh dạn giao những công việc khó để họ có dịp thể hiện bản thân và qua đó lãnh đạo cũng biết thêm được năng lực tiềm ẩn của nhân viên mình. Còn đối với những viên chức làm việc không có mục đích thì đây lại là cách để lãnh đạo khơi dậy tinh thần làm việc cho họ.

- Quan niệm của người viên chức về công việc

Mỗi người có một quan niệm về công việc khác nhau. Tùy theo những quan niệm đó mà họ có những hành vi khác nhau. Tại trung tâm y tế huyện Phúc Thọ, có trên 80% viên chức nhận định rằng họ yêu thích công việc họ đang đảm nhận do công việc này ổn định, công việc này cảo cả “chữa bệnh cứu người”, môi trường làm việc tại

cơ quan đoàn kết, thoải mái…từ những sở thích đó họ đã tự tạo ra cho mình những động lực để hoàn thành công việc.

- Năng lực của người viên chức

Năng lực của người lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của bản thân. Trình độ chuyên môn của viên chức tại trung tâm được đánh giá là khá cao, tuy nhiên khi viên chức được hỏi “Tinh thần, thái độ của anh/chị khi nhận được giao nhiệm vụ phức tạp như thế nào?”, kết quả là có 36,0% viên chức sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tỷ lệ viên chức đắn đo suy nghĩ là 47,9% và còn lại 16,1% viên chức từ chối công việc phức tạp. Nguyên nhân cũng một phần do năng lực của bản thân viên chức còn kém, họ không tự tin để giải quyết những công việc phức tạp. Để hoàn thiện bản thân, có những cá nhân sẽ nỗ lực để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, song cũng có những cá nhân sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi không giải quyết được những nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo trung tâm rất quan tâm đến năng lực người lao động. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để lãnh đạo sử dụng nhân viên của mình một cách tốt nhất.

2.3.2. Yếu tố thuộc về bản chất công việc - Điều kiện làm việc - Điều kiện làm việc

Ngành y tế là một ngành lao động đặc thù, hầu hết các nhân viên y tế phải làm việc trong điều kiện có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình lao động, mỗi vị trí công việc có các yếu tố khác nhau gây nguy hại đến sức khoẻ người lao động. Họ có thể bị phơi nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu, dịch cơ thể, không khí, qua tiêu hoá…và họ có thể mắc một số bệnh nghề nghiệp như HIV/AIDS, Viêm gan B, Viêm gan C, SARS, lao... Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, những tác hại vật lý như nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm. Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến thể chất, nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc căng thẳng trong thời gian dài, chịu nhiều sự áp lực từ phía bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Do vậy, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động nói chung và ngành y tế nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và đầu tư thích đáng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng năng suất lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Sự quan tâm này được thể hiện ở Bộ Luật Lao động, các văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn vệ sinh lao động đã được ban hành. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, trung tâm y tế huyện Phúc Thọ luôn quan tâm và cố gắng trong việc đầu tư, triển khai các hoạt động để đưa công tác vệ sinh lao động và phòng chống

bệnh nghề nghiệp cho người lao động của đơn vị ngày càng phát triển. Trung tâm đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động; tuyên truyền, phổ biến chính sách, phối hợp tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động; tham gia xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động tại cơ sở. Hằng năm, phối hợp với các đơn vị có đủ năng lực để tiến hành kiểm tra, giám sát môi trường lao động, thực hiện đo môi trường lao động tại đơn vị, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Thông qua kết quả đó, xây dựng các phụ cấp độc hại cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc, phân loại sức khỏe và sắp xếp lao động phù hợp với sức khỏe hiện tại của người lao động. Các viên chức tại trung tâm luôn nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo, yên tâm về môi trường làm việc để cống hiến cho công tác khám chữa bệnh.

- Tính chất công việc

Mỗi một công việc khác nhau sẽ có tính chất khác nhau. Công việc thuộc môi trường nhà nước nói chung và trong các đơn vị sự nghiệp nói riêng vẫn luôn được đánh giá là công việc có tính ổn định cao. Tính ổn định tác động đến viên chức trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực, biên chế giúp cho viên chức yên tâm làm việc, đảm bảo vững chắc về ổn định nghề nghiệp, khác với khu vực tư nhân thường có sự biến động nhiều hơn về lao động. Tuy nhiên tính ổn định cũng phản ánh một số tiêu cực, khi ổn định viên chức không có sự cố gắng làm việc, không có động lực làm việc…do lương được trả theo ngạch bậc, không trả theo năng suất công việc; viên chức trong biên chế chỉ trừ khi vi phạm pháp luật hoặc hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mới buộc thôi việc, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng không nhiệt tình với công việc, không nỗ lực giải quyết nhiệm vụ.

- Cơ hội thăng tiến

Thăng tiến là một mục tiêu phấn đấu của mỗi người viên chức trong quá trình phát triển sự nghiệp, ai cũng muốn đạt tới một vị trí công việc cao hơn, với mức lương nhiều hơn và quyền hạn lớn hơn. Chế độ thăng tiến của viên chức tại đơn vị sự nghiệp được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật, dựa trên những quy định về thâm niên, ngạch, bậc, lập được những thành tích xuất sắc. Chính chế độ này đã làm hạn chế cơ hội của những cá nhân có tài năng có cống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trung tâm y tế huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)