Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 38 - 52)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đồng

Đồng Tháp đến 1986

Phật giáo theo chân người Việt vào Nam Bộ nói chung, vùng đất Đồng Tháp nói riêng trong suốt quá trình khai hoang, lập làng, lập ấp. Trong các tín ngưỡng tôn giáo, đạo Phật được cư dân Đồng Tháp sùng tín, gần gũi. Trước

30

khi có đình để thờ Thành hoàng Bổn cảnh, mỗi làng, mỗi xóm đều có chùa Phật, nơi gửi gắm niềm tin thiêng liêng; họ đến chùa để cầu an trong cuộc sống, cầu siêu cho người đã khuất.

Trên vùng đất này, Phật giáo đã có mặt từ lâu với phái Tiểu Thừa của người Khmer, người Việt thì theo phái Đại Thừa. Theo các nhà nghiên cứu, “Phật giáo truyền vào Nam Bộ (trong đó có Đồng Tháp) theo ba hướng: Từ Campuchia sang, từ người Hoa đến, và đặc biệt là từ miền Trung do người Việt đưa vào” [47, tr.16].

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh các phong trào yêu nước kháng Pháp: Cần Vương, Văn thân do các sĩ phu lãnh đạo đều bị thực dân Pháp đàn áp, dập tắt. Những người dân yêu nước chưa tìm được ngọn cờ nào khả dĩ cho họ niềm tin mới trong cuộc đấu tranh, thì tôn giáo như một con đường tạm thời, vừa là nơi “an ủi”, vừa là nơi ẩn náu, tích tụ, nuôi dưỡng tinh thần ý chí tiếp tục con đường kháng chiến cứu nước.

Phật giáo càng đi vào phương Nam càng không còn nét “cổ điển” như ở ngoài Bắc và Trung. Nó đã được cải cách, canh tân, chấn hưng cho phù hợp với điều kiện cụ thể về không gian và thời gian nơi vùng đất mới.

Có thể trích dẫn câu nói của Giáo sư Trần Văn Giàu để hiểu thêm về tính chất của tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và của Phật giáo nói riêng mà dân chúng Nam Bộ (Đồng Tháp) chịu ảnh hưởng:

“Chúng ta đã có dịp nói rằng Phật giáo Việt Nam pha trộn rất nhiều với Đạo giáo, đặc biệt là với Đạo giáo phù thủy; chúng ta cũng đã nói rằng Nho giáo ở Việt Nam từ rất lâu vẫn cặp kè với Đạo giáo thần tiên. Mà trên thực tế thì Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù thủy không xa nhau mấy, trong cái này có cái kia. Bởi vậy cho nên, ở Việt Nam nói chung, ở Nam Kỳ nói riêng, người ta nhận thấy có một thứ tư tưởng “hỗn hợp chủ nghĩa” lạ thường, giống

31

như một nồi thuốc trong đó lá gì cũng có thể trộn vào bất kể những tính chất phân biệt, đối lập nữa. Không là tổng nguyên lý nào, mà là hỗn hợp, trộn lẫn, nói chung là theo tập quán, phong tục” [47, tr.16-17].

Các chùa chiền tiếp tục phát triển, thâm nhập sâu vào làng, ấp, mặc dù cơ ngơi không nguy nga, đồ sộ nhưng hầu như ở tất cả các hang cùng, ngõ hẻm ở đâu cũng có tiếng mõ niệm kinh, tiếng chuông “công phu” của những ngôi chùa.

Cũng phải nhìn nhận rằng, nhiều ngôi chùa được lập nên vừa là nơi hành đạo, vừa là nơi bàn tính việc đời, việc “quốc sự”. Nghĩa là cơ sở, nơi qui tụ những người yêu nước, chống Pháp.

Năm 1875, ở vùng Sa Đéc nổi lên phong trào gọi là “Đạo Lành”. Phong trào yêu nước mang màu sắc tôn giáo “Đạo Phật” đã làm cuộc nổi dậy do cụ Nguyễn Văn Chất chỉ huy đã giết chết một số quan quân người Pháp. Trước đó, “Đạo Lành” phát triển rất nhanh, thực dân Pháp phải theo dõi sát sao, “chúng nhận định rằng đó là “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo”. Chính quyền thực dân ra Nghị định ngày 22/8/1874 buộc “Đạo Lành” phải giải tán. Nhưng nó không giải tán mà chuyển thành “Đạo Phật Đường”, “Đạo Minh Sư”…” [47, tr.17].

Năm 1916, tại tổng An Mỹ, tỉnh Sa Đéc đã xảy ra một vụ án lớn: 50 Hội viên Hội Ái Chưởng khi bị Pháp bắt nhiều người còn đeo bùa, mang “lòng phái quy y”. Người lãnh đạo tổ chức này là “Thầy chùa Phụng” tên thật là Nguyễn Văn Xứ. Đây là một tổ chức chống Pháp, tuy chưa hành động được gì, nhưng vụ án đã ghi tiếng vang lớn trong tỉnh và vùng.

Ở Đồng Tháp Mười còn có ông Võ Văn Quới cũng lập hội chống Pháp mang màu sắc tôn giáo, Ở Sa Đéc có ông Trần Văn Học lập Hội Ái Chưởng…

32

Điểm qua những sự kiện và hiện tượng trên để thấy rằng: Ở Nam Bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng, nơi ý thức hệ Nho giáo không mạnh như ở Bắc Bộ, Trung Bộ; khi ý thức hệ Nho giáo bị đánh sụp qua đại diện của nó là các phong trào kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu Nho học bị thất bại, thì các tư tưởng tôn giáo và các tín ngưỡng dị đoan nổi dậy ngày một mạnh mẽ.

Hai hướng của tư tưởng tôn giáo và tín ngưỡng dị đoan là: một là tích cực giữ vững tinh thần yêu nước, tiếp tục chống giặc ngoại xâm; hai là tiêu cực lui về nội tâm, tu thân riêng mình, xa việc đời, cầu an.

Hàng ngàn năm qua, dân ta trên nền tảng tư tưởng yêu nước, còn dung nạp, vận dụng các tư tưởng tôn giáo Nho, Phật, Lão. Khi mà vũ khí tư tưởng Nho giáo không còn dùng được để chống giặc cứu nước, thì Phật giáo và Đạo giáo được những người yêu nước tạm thời nương náu, đợi thời.

Cửa chùa thì bao giờ cũng rộng mở. Vì vậy trong suốt thời kỳ kháng Pháp, do những điều kiện khách quan, chủ quan mà thành phần xã hội của nhà chùa ít nhiều có sự thay đổi. Vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp cứu quốc thời kỳ này nổi bật lên. Bởi vì tuyệt đại đa số tín đồ Phật giáo là nông dân, mà người nông dân trong lịch sử ta chẳng những đông đảo mà còn là thành phần yêu nước nhất, mang tính dân tộc sâu sắc nhất. Huy động được tín đồ Phật giáo tức là huy động được nông dân tham gia vào các phong trào yêu nước.

Mặt khác, phải thấy rằng, bản thân giáo lý nhà Phật không đề cập đến chuyện yêu nước, cứu nước (Phật giáo nguyên thủy). Phật giáo ở Nam Bộ nói chung, Phật giáo ở Đồng Tháp nói riêng, nhất là các phong trào Phật giáo tham gia các phong trào cứu nước không phải là Phật giáo chính thống, có thể gọi đây là “Phật giáo mang đậm sắc thái Việt Nam”, trong có chứa đựng cả ba

33

mặt, một là đồng hóa khá sâu kiểu Đạo giáo phù thủy (bày thực hành ma thuật), hai là chung sống hòa bình và với Nho giáo, ba là nó chú trọng đến trước nhất là tư tưởng “cứu khổ”, “cứu nạn”, đến chuyện làm lành, làm phước, đưa “chúng sanh” thoát khỏi “tai trời, ách nước”. Ngoài ra Phật giáo trên vùng đất mới ít đi vào lĩnh vực triết lý uyên thâm của Phật giáo nguyên thủy hay của Thiền tông. Tuy rằng không phải không có những nhà sư uyên thâm, uyên bác.

Đặt vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó mới thấy rằng: trong tình hình chưa có một chính đảng nào để thống nhất tư tưởng, tổ chức của các lực lượng yêu nước thì đạo Phật lúc bấy giờ như một yếu tố giữ vai trò ở một mức độ nhất định nào đó. Các hội kín của nông dân yêu nước đều có ở từng làng, từng khu vực nhỏ như xóm, ấp, nhưng họ liên hệ và hành động thống nhất với nhau được là nhờ một phần của các “ông đạo”, Thầy chùa – chiến sĩ mặc áo cà sa.

Nhìn nhận mặt này, còn phải thấy rằng tự thân Phật giáo không có sức phát động phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước là của nhân dân, là hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Khi tư tưởng yêu nước được thổi vào tôn giáo, tín ngưỡng thì nó có sức sống, quật khởi, đổi mới để phù hợp với nhiệm vụ thời đại của tôn giáo đó. Trường hợp Phật giáo là một minh chứng.

Những năm 1929 – 1932, phong trào chấn hưng Phật giáo lan ra cả nước, nhiều tổ chức Phật giáo ra đời, sinh hoạt Phật giáo ở Nam Bộ (Đồng Tháp) trở nên sôi động với linh hồn của phong trào là các nhà sư: Khánh Hòa, Thiện Chiếu, Trí Thiền,…

Năm 1930, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn do sư Từ Phong làm Hội trưởng, sư Khánh Hòa làm Phó Hội trưởng. Hội xuất bản tập chí Từ Bi Âm.

34

Năm 1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập ở Trà Vinh, do sư Khánh Hòa và Huệ Quang vận động. Hội xuất bản tạp chí Duy Tâm. Năm 1939, Phật học đường của hội đóng cửa, các sư phải chia nhau về các tỉnh mở lớp. “Trong đó có sư Giác Tâm về Sa Đéc mở được vài lớp tiểu học cho tăng ni và thành lập ở Sa Đéc Chi hội Lưỡng Xuyên Phật học” [47, tr.21].

Trong thời gian này ở Sa Đéc (Đồng Tháp) cũng có một số nhà sư đóng góp cho phong trào Chấn hưng Phật giáo và hình thành các tổ chức Phật giáo:

- Sư Pháp Hải (1895 – 1961) tên đời là Nguyễn Văn An, tu tại chùa Tân Hưng (thành phố Sa Đéc) từng tham gia trong Hội đồng giáo sư của Phật học đường Lưỡng Xuyên.

- Hội Tịnh Độ Cư sĩ được thành lập năm 1936, trụ sở đặt tại chùa Tân Hưng Long (Chợ Lớn). Hội ra tạp chí Pháp Âm. Hội Tịnh Độ Cư sĩ là hậu thân của hội Lễ Bái Lục Phương có trụ sở nhánh tại chùa Hùng An (Cà Mau). Ông Nguyễn Văn Bồng (1885) quê làng Tân Mỹ (Sa Đéc), xuất gia năm 33 tuổi. Ông thường vãn du tìm cây, lá thuốc Nam chữa bệnh cho người. Ông được tín đồ tôn xưng là Đức Tông sư Minh Trí. “Hiện nay ở Đồng Tháp còn gần 20 ngôi chùa, gọi là chùa Tịnh Độ Cư sĩ, chùa thường có phòng từ thiện, hốt thuốc Nam chữa bệnh cho mọi người” [47, tr.21].

Ở Sa Đéc (Đồng Tháp) thời kỳ những năm 1930 – 1950, các lớp học Ni cũng được mở:

- Năm 1939, tại chùa Vạn Sư (Sa Đéc), mở một lớp học Ni có mời Thiền sư Mật Hiển từ Huế vào giảng dạy. Cũng trong thời gian này, sư trụ trì chùa Kim Huê (Sa Đéc) là Chánh Quả sáng lập một Ni viện ở chùa Phước Huệ (Sa Đéc).

35

- Năm 1940, Ni sư Chí Kiện (Hồng Chí, Như Chí) tên đời Phạm Thị Mười lập Ni viện Tập Thành (Sa Đéc) thu nhận 40 ni sinh. Đến năm 1950 lập Ni viện Từ Quang (Sa Đéc).

Như vậy, từ phong trào chấn hưng Phật giáo lan ra, ở Đồng Tháp đã là nơi tiếp nhận, phát triển, hình thành các ngôi chùa và các tổ chức đào tạo Tăng Ni.

Cách mạng Tháng Tám thành công, tín đồ Phật giáo khắp cả nước hòa cùng niềm vui chung của đất nước độc lập tự do, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Nhưng ở miền Nam nói chung và ở Đồng Tháp nói riêng chưa hưởng trọn vẹn một ngày hòa bình, yên vui thì phải bước ngay vào cuộc kháng chiến. Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ, đông đảo tín đồ Phật giáo tham gia vào bộ đội, nhà chùa tiếp tục trở thành cơ sở kháng chiến, những nhà sư yêu nước tham gia vào Hội Phật giáo Cứu quốc.

Trong thời gian này, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, hàng trăm ngôi chùa bị giặc Pháp tiêu hủy, cũng có hàng trăm ngôi chùa là nơi dừng chân, là cơ sở của lực lượng kháng chiến.

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 34, ngày 20/9/1945 với nội dung: “…Cấm không ai được đụng chạm đến đền, chùa, giáo hội” và “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của quần chúng…” [47, tr.22].

Ở Nam Bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng, đến cuối năm 1947 giặc Pháp đã quay lại chiếm đóng, thiết lập hệ thống đồn bốt khắp nơi. Nhiều nơi nhà của tan hoang, đình chùa đổ nát. Ở Sa Đéc, địch từ Vĩnh Long tiến công lên, huyện Châu Thành trở thành vùng tiêu thổ kháng chiến, đồng bào từ thị trấn, thành thị tản cư vào vùng kháng chiến. Giặc Pháp càng quét, ném bom

36

giết hại đồng bào ta nhiều nơi, ngay cả quanh chùa Ô Môi ở Đồng Tháp Mười.

Đúng là “chùa chiền được quét dọn, mở cửa, những lễ cầu siêu, cầu an được tổ chức. Tâm hồn nặng trĩu đau thương tang tóc. Phật tử đổ xô về chùa để tìm nguồn an ủi. Đau thương càng nhiều thì đức tin tôn giáo càng mạnh. Biến chuyển nhiều thì giáo lý vô thường càng được nhìn nhận rõ ràng. Phật giáo của thời ấy là Phật giáo của niềm an ủi, vỗ về, là giọt nước cam lồ từ bi trên nhánh dương liễu…” [55, tr.247]

Nhưng không phải hoàn toàn như vậy, những tín đồ Phật giáo là nông dân họ nhìn rõ hiện thực, thực tế hơn; các nhà sư yêu nước cũng thấy rõ đạo hạnh của người tu hành bấy giờ là “cứu khổ, cứu nạn”. Cho nên nhiều nhà sư đã “cởi áo cà sa khoác chiến bào” cùng với tín đồ, nhân dân quyết sống chết với kẻ thù, bảo vệ độc lập, tự do vừa mới giành được.

Trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, các tổ chức Phật giáo cứu quốc tiếp tục ra đời. Trụ sở đặt trong vùng kháng chiến, có nơi đặt ở vùng hồi cư. Hầu như tỉnh nào cũng hình thành một Ủy ban Phật giáo cứu quốc, đứng đầu là một vị sư có uy tín, nhiệt tình với cách mạng, kháng chiến. Chiến khu Đồng Tháp Mười trở thành nơi hội họp, liên hệ công tác của Phật giáo cứu quốc Nam Bộ.

Tại chùa Ô Môi (xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp hiện nay) là nơi đặt trụ sở của Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ, sư Thiện Hào vào chiến khu Đồng Tháp Mười dự hội nghị Dân tộc và Tôn giáo đã ở lại đây để tiếp thu đường lối cách mạng và công tác cách mạng.

Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ gồm các nhà sư: Minh Nguyệt, Huệ Phương, Viên Minh và Không Không. Hội còn ra tờ báo “Tinh tấn nguyệt san” được phổ biến đến tận Sài Gòn.

37

Ở vùng tạm chiếm, thực dân Pháp và tay sai tìm mọi cách thực hiện ý đồ lợi dụng các tổ chức Phật giáo có xu hướng yêu nước, cách mạng không được, chúng quay sang thực hiện các tổ chức Phật giáo thân Pháp.

Nguyễn Tăng, đạo danh Thích Trí Hưng, là con thứ mười ba của Nguyễn Thân, tu ở chùa Từ Lâm (Quảng Ngãi) được Pháp nâng đỡ, dựa thế quan tuần vũ Quảng Ngãi là Võ Chuẩn, lập ra Phật giáo Thuyền Lữ. Tổ chức này tồn tại không quá 4 năm và chỉ hoạt động ở một số tỉnh miền Trung. Sau đó, Nguyễn Tăng chạy vào Sài Gòn cùng với Thích Trung Nghĩa lập ra Phật giáo Cổ Sơn Môn, trụ sở đặt tại chùa Giác Lâm (Phú Thọ, Sài Gòn), ít lâu dời về chùa Phụng Sơn. Nhưng tổ chức này cũng bị các tổ chức Phật giáo yêu nước tẩy chay [47, tr.23].

Năm 1954, hòa bình lập lại, những nhà sư tham gia kháng chiến chuyển sang hoạt động hợp pháp. Năm 1955, tại Sài Gòn, sư Huệ Quang được bầu làm Phó Chủ tịch phong trào Bảo vệ hòa bình. Vừa ra đời, phong trào này đã bị Diệm đàn áp, tuy vậy, giới tăng, ni, Phật tử ở nhiều tỉnh sôi nổi tham gia đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơ ne vơ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Song song với việc tảo thanh các giáo phái Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo yêu nước cũng trở thành đối tượng đàn áp của Mĩ – Diệm. Giai đoạn từ 1954 đến 1960, hàng ngàn tăng, ni bị Diệm khủng bố. Sư Minh Nguyệt tham gia Phật giáo Cứu quốc bị Diệm truy lùng bắt đày ra Côn Đảo. Sư Thiện Hào bị truy nã, một lần nữa vào chiến khu Đồng Tháp Mười.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đông đảo các tăng, ni, Phật tử hướng về tham gia các đoàn thể Mặt trận. Năm 1963, khi chính sách đàn áp Phật giáo của Diệm lên đến đỉnh cao thì cũng chính là lúc chế độ độc tài của Diệm cáo chung.

38

Chế độ Mĩ – Diệm đã để lại những tội ác đàn áp Phật giáo chưa thể nào quên. Mùa Phật Đản năm 1963, Mĩ – Diệm đưa xe tăng, binh lính, cảnh sát đàn áp hàng ngàn Phật tử ở Huế, Sài Gòn. Liên tục nổ ra các cuộc biểu tình từ ngày 30/6 cho đến khi chính quyền Diệm bị lật đổ. Phật giáo thực sự trở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)