Hệ thống cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp từ năm 1986 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 90 - 96)

7. Kết cấu của đề tài

2.6.2. Hệ thống cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp từ năm 1986 đến

đến nay 2016

Sau hơn ba mươi năm đổi mới, tỉnh Đồng Tháp đã giành được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là thành tựu trong công tác tôn giáo. Đảng bộ và Chính quyền địa phương đã coi trọng việc chăm lo lợi ích của nhân dân để khơi nguồn, tạo ra động lực của phong trào quần chúng thực hiện công cuộc đổi mới quê hương. Mỗi người, mỗi hộ, mỗi cộng đồng chuyển biến tốt sẽ hợp lại thành sự thay đổi của cả đất nước. Sự chăm lo ấy

82

bao gồm cả về kinh tế, đời sống vật chất, về văn hóa, đời sống tinh thần và đức tin của người dân. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Việc giải quyết những nhu cầu hợp lý về tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng là một nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước. Quán triệt tinh thần đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền cùng với Mặt trận và các đoàn thể đã tạo thuận lợi cho đồng bào theo đạo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng pháp luật. Do tác động của chiến tranh và thiên tai, nhiều cơ sở thờ tự của phật giáo bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, do số lượng tín đồ tăng nhanh nên nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu chính đáng của quần chúng có đạo, chính quyền các cấp đã cho phép xây dựng mới, sửa chữa, trùng tu nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo và được công nhận tư cách pháp nhân, đặt dưới sự quản lý thống nhất của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp.

Tính đến cuối 2016 đầu 2017, toàn tỉnh hiện có 238 cơ sở thờ tự chính thức của Giáo hội và 12 cơ sở đang đề nghị xin gia nhập Giáo hội. Trong đó có 227 ngôi chùa, 14 tịnh xá và 9 tịnh thất phấn bố ở các huyện, thị thành:

- Huyện Cao Lãnh: 13 chùa

- Huyện Châu Thành: 36 chùa, 1 tịnh xá và 1 tịnh thất - Huyện Hồng Ngự: 11 chùa và 2 tịnh xá

- Huyện Lai Vung: 17 chùa, 1 tịnh xá và 1 tịnh thất - Huyện Lấp Vò: 41 chùa, 3 tịnh xá

- Huyện Tam Nông: 3 chùa - Huyện Tân Hồng: 7 chùa

83

- Huyện Thanh Bình: 9 chùa

- Huyện Tháp Mười: 6 chùa, 1 tịnh thất

- Thành phố Cao Lãnh: 25 chùa, 1 tịnh xá và 3 tịnh thất - Thành phố Sa Đéc: 43 chùa, 4 tịnh xá và 1 tịnh thất

- Thị xã Hồng Ngự: 4 chùa, 2 tịnh xá và 2 tịnh thất [52, tr.33, 64, 149, 178, 225, 320, 332, 350, 373, 390, 462, 572]

Trong tổng số 250 cơ sở thờ tự phật giáo ở Đồng Tháp, có 114 cơ sở thờ tự của Ni giới được phân bố như sau:

- Huyện Châu Thành: 18 chùa, 1 tịnh xá và 1 tịnh thất - Huyện Lai Vung: 9 chùa, 1 tịnh xá

- Thành phố Sa Đéc: 25 chùa, 3 tịnh xá và 1 tịnh thất - Huyện Lấp Vò: 19 chùa, 2 tịnh xá

- Huyện Cao Lãnh: 6 chùa

- Thành phố Cao Lãnh: 11 chùa, 1 tịnh xá và 2 tịnh thất - Huyện Thanh Bình: 3 chùa

- Huyện Tháp Mười: 2 chùa

- Huyện Hồng Ngự: 2 chùa và 1 tịnh xá - Thị xã Hồng Ngự: 1 tịnh xá và 2 tịnh thất - Huyện Tân Hồng: 3 chùa [42, tr.9-132]

Phật giáo ở Đồng Tháp chủ yếu theo hệ phái Bắc tông, hệ phái Khất sĩ và Hoa tông chỉ chiếm số ít.

- Hệ phái Khất sĩ có 14 cơ sở thờ tự, gồm: 12 tịnh xá (Ngọc Thanh, Ngọc Khánh, Ngọc Thuận, Ngọc Huệ, Ngọc Thạnh, Ngọc Linh, Ngọc Luân,

84

Ngọc Quang, Ngọc Chiếu, Ngọc Hòa, Ngọc Phước, Ngọc Liên), chùa Khánh An và tịnh thất Bạch Liên.

- Hệ phái Hoa tông có 02 cơ sở thờ tự: chùa Thiên Hậu và Minh Nguyệt cư sĩ Lâm.

Hệ thống cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp phân bố không đều giữa các địa phương. Phần lớn tập trung ở các huyện phía Nam sông Tiền như: thành phố Sa Đéc, Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành vì vùng đất này được khai phá từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ XVII cư dân định cư lâu đời. Một điều đáng chú ý, dọc theo hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu nơi đồng bào sớm định cư trong quá trình khai phá nơi vùng đất mới này, Phật giáo theo đó cũng hiện diện nơi đây, chùa chiền bắt đầu được dựng lên ngày một nhiều.

Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của địa phương. Phật giáo ở Đồng Tháp cũng ngày càng phát triển. Kể từ khi chính thức thành lập tổ chức Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh (năm 1981), đến nay, trãi qua hơn 38 năm hoạt động. Công tác trùng tu các cơ sở thờ tự (chùa, tịnh xá, tịnh thất) được chính quyền địa phương tạo điều kiện và được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong giai đoạn 1992 – 1996, trùng tu 58 cơ sở thờ tự [56, tr.33]; năm 2013 trùng tu 25 cơ sở thờ tự [37, tr.5-6]; năm 2016, trùng tu 22 cơ sở thờ tự [39, tr.9-10].

Các cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp không chỉ là nơi tu tập, hành lễ của đội ngũ Tăng, Ni, phật tử mà nơi đây còn là nơi sinh hoạt văn hóa, chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gấm niềm tin của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đúng với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.

85

Tiểu kết chương 2

Từ sau Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối đổi mới đất nước được vạch ra trên nhiều phương diện từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, tư tưởng. Với chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của toàn dân, đoàn kết lương - giáo tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng có nhiều bước tiến quan trọng.

Năm 1981 Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập với phương châm hành đạo “Đạo pháp, dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” trở thành kim chỉ nam cho hoạt động Phật giáo toàn quốc. Đến năm 1982, theo Hiến chương của Giáo hội, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp được thành lập (từ nhiệm kỳ 2012-2017 đổi thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp) dẫn dắt hoạt động của Tăng Ni và Phật tử trên toàn tỉnh, trải qua 8 nhiệm kỳ, có nhiều đóng góp về phương diện đạo lẫn đời.

Về thời gian, do điều kiện lịch sử, xã hội, địa lý thuận lợi mà Phật giáo ở Đồng Tháp phát triển khá sớm so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa Bửu Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong vùng.

Về số lượng, so về số lượng Tăng Ni thì Đồng Tháp đương nhiên không phải nhiều nhất. Nhưng so về tỷ lệ Tăng Ni trong tổng số Tăng Ni cả nước thì đó là một con số khá cao (3,47%, bình quân cả nước: 1,6%). Điều này minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo trên địa bản tỉnh thời gian qua.

Về trình độ, tỉnh chỉ có trường Trung cấp Phật học, các bậc đào tạo khác phải tu học ở các tỉnh khác như Bạc Liêu, TP. Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, đến nay trên toàn tỉnh cũng có 5 vị có trình độ tiến sĩ, 6 vị có trình độ

86

thạc sĩ và nhiều vị đạt trình độ Trung cấp góp phần to lớn trong việc "hoằng dương Phật pháp", giúp đỡ chúng sinh trên con đường tu học, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền Phật học cũng như đời sống tinh thần của người dân.

Về cơ sở thờ tự, trước năm 1986, Đồng Tháp chỉ có 175 ngôi chùa nhưng đến nay (2016), tăng lên 238 cơ sở chính thức của Giáo hội, 12 cơ sở đang đề nghị xin gia nhập Giáo hội. Mặc dù không đều nhưng các ngôi chùa, tịnh xá và tịnh thất được phân bố rải khắp huyện, thị thành điều này chứng tỏ rằng Phật giáo hiện diện khắp nơi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ nông thôn đến thành thị và ngày càng phát triển.

87

CHƯƠNG 3

HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

CỦA PHẬT GIÁO ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)