Về khái niệm và danh xưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 69 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.4.1. Về khái niệm và danh xưng

Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo thì Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và qui định của tổ chức tôn giáo. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận. Vì vậy, nhà tu hành nam thì gọi là chư Tăng, nhà tu hành nữ gọi chung là Ni. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức (danh xưng hàng Giáo phẩm Tăng có 2 bậc: Hòa thượng và Thượng tọa; danh xưng hàng Giáo phẩm Ni cũng có 2 bậc: Ni Trưởng và Ni Sư).

Ngoài qui định về danh xưng Giáo phẩm, Nội qui Ban Tăng sự Trung ương cũng qui định danh xưng hàng Đại chúng (đối với chư Tăng có 2 bậc: Tăng đã thọ giới Tỳ kheo gọi là Đại đức; Tăng đã thọ giới Sa di gọi là điệu chúng. Đối với chư Ni cũng có 2 bậc: Ni đã thọ giới Tỳ kheo gọi là Sư cô; Ni đã thọ giới Sa di Ni, Thức Xoa Ma na gọi là điệu chúng).

Theo Hiến chương Giáo hội, Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam phê chuẩn danh sách tấn phong hàng Giáo phẩm Hòa thượng đối với Thượng tọa tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên… Tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa đối với Đại đức tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Hàng Giáo phẩm của Ni giới là Ni trưởng và Ni sư. Tiêu chuẩn và điều kiện để tấn phong giáo phẩm của Ni giới

61

Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi tính từ năm thụ cụ túc giới (giới tỳ kheo và tỳ kheo ni) còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp).

Có thể hiểu rằng một người xuất gia dưới 20 tuổi sau khi học tập nghi lễ, kinh kệ sẽ được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) được gọi là Đại đức hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) được gọi là Sư cô.

Như vậy, danh xưng Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại đức, Ni Trưởng, Ni Sư… trước kia đều là những từ do người khác tôn xưng để tỏ sự kính trọng đối với một vị tu sĩ Phật giáo có trí tuệ, đức độ, chứ không phải là những từ dùng để tự xưng. Hiện nay, các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư Tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)