Đối với Phật tử tại gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 77 - 82)

7. Kết cấu của đề tài

2.5.1. Đối với Phật tử tại gia

Phật tử tại gia là những người vẫn sống chung với gia đình, vợ con và sinh hoạt, lao động bình thường tuy nhiên đã được quy y và hứa giữ các giới luật cơ bản. Nhóm những Phật tử tu tại gia nhìn chung việc tu tập xét về giới luật đơn giản hơn. Có năm giới luật mà phật tử tại gia cần phải hiểu rõ và giữ, đó là:

Thứ nhất: bất sát sinh tức không giết hại động vật và đặc biệt là không giết người. Đây là giới cấm hàng đầu của nhà phật. Phật giáo cho rằng con người hay con vật, dù to lớn hay bé nhỏ đều có sinh mạng và không ai được phép tước đoạt sinh mạng của kẻ khác. Sinh mạng là thứ quý báu nhất. Vô tình giết hại sinh mạng là mang tội. Giết hại sinh mạng để thỏa mãn lòng sát càng nặng tội. Không phải ngẫu nhiên mà Phật giáo yêu cầu phật tử không sát sinh. Theo triết lí Phật giáo, sở dĩ con người chưa giải thoát được là vì còn bị vô minh che lấp, không nhìn thấy bản chất thực sự của thế giới là vô thường,

69

vô ngã. Lòng tham, sân, si còn nên muốn chiếm đoạt, muốn tranh đua. Khi chiếm không được, đua không thắng dẫn đến buồn não mà sinh ra nhiều tội khác. Cứ như vậy mãi không thoát ra được nghiệp, mãi lặn ngụp trong biển khổ luân hồi. Do đó, để không gây nghiệp xấu, tạo được duyên tốt phải nuôi dưỡng nhân tốt bằng nhiều con đường khác nhau. Việc không sát sinh là một con đường như vậy. Không sát sinh để đảm bảo sự công bằng. Sinh vật hay con người đều có sinh mạng. Sinh mạng của ta hay của người đều quý như nhau, không ai quý hơn cũng không ai hèn mọn hơn. Mọi người đều có quyền được sống theo sinh mạng mình. Ta quý trọng sinh mạng của mình thì người cũng quý trọng sinh mạng của họ. Ta xem trọng mình lại đối xử không đúng với người là điều không chấp nhận được. Đức Khổng Tử từng nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Tinh thần công bằng của nhà Phật cũng tương tự vậy. Không sát sinh để dưỡng nuôi lòng từ bi, nhân ái. Người tu hành phải có lòng thương yêu mọi vật cũng như thương yêu kẻ khác. Vì thương yêu mọi vật và thương yêu kẻ khác mà ta không nỡ giết chúng cũng như không chứng kiến cảnh chúng bị giết chết. Từ đó, lòng từ bi được nuôi dưỡng, tâm hồn được vun đắp. Giết hại động vật hay con người hoặc xem cảnh người hay vật chết làm lòng từ bi bị bóp chết, tâm hồn lay động, tâm tư vẩn đục, không sao tĩnh tâm mà tu tập được. Không sát sinh để tránh tạo nhân xấu gây ra nghiệp xấu, nhân – quả báo ứng mãi không dứt, khiến con người trầm luân trong biển khổ luân hồi. Khi ta giết hại một người hay một vật dù bất kỳ lí do gì thì đồng loại của chúng, thân bằng quyến thuộc của người đó chắc chắn sẽ sinh lòng oán hận. Sự oán hận chồng chất dẫn đến ý định báo oán. Việc báo oán có thể dẫn đến nghiệp sát hay tạo nhiều nhân xấu khác. Cứ vậy oán thù mãi chồng chất, không sao chấm dứt. Do vậy, giới đầu tiên mà phật tử phải giữ là giới sát sinh cốt để nuôi dưỡng lòng từ bi, không tạo nghiệp.

70

Tuy nhiên, Phật tử tại gia vẫn là những người đa sống chung với gia đình, vẫn làm công việc hàng ngày của một công dân bình thường, vẫn còn ăn thịt cá cho nên việc cấm giết động vật là điều không thể thực hiện. Do đó, đối với Phật tử tại gia, giữ giới cấm cần phải nghiêm chỉnh thực hiện không giết người, hạn chế tối đa việc giết các con vật to lớn như trâu, bò, chó, ngựa, heo… Đối với các con vật khác, càng hạn chế được thì càng tốt cho quá trình tu học, nhất là không nên giết vì thấy vướng mắt hay giết theo thú vui, giết để thỏa lòng sát và nên tránh xem cảnh các con vật bị giết để tránh ác ý khởi sinh.

Thứ hai: bất đạo tặc tức không trộm cướp. Trộm cướp tức là lấy vật thuộc quyền sở hữu của người làm của mình mà không có sự ưng thuận của họ hoặc dùng uy quyền, sức mạnh cưỡng bức mà chiếm lấy. Trộm cướp là một tội nặng, chẳng những pháp luật không cho phép mà đạo đức của con người cũng ngăn cấm. Phật tử trước tiên phải là người có đạo đức, tôn trọng luật pháp để tránh vào vòng lao lí, tâm an nhiên. Về bản chất, việc cấm trộm cướp trong giáo luật nhà Phật cũng để tôn trọng sự công bằng giữa người với người, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh tạo nghiệp do hành động báo oán của người bị chiếm đoạt hay đánh cắp. Vật chất dù nhỏ hay lớn cũng là tài sản của người, cũng đều do người lao động vất vả tạo dựng, giữ gìn. Cho nên việc ta trộm cướp của người thành của mình là tước đoạt tài sản của người khác do họ khó nhọc mà có được, tước đoạt thành quả lao động của người, trong khi người vất vả mới tạo dựng được ta lại không mấy khó khăn mà có, đó là sự bất công với người. Hơn nữa, người mất tài sản chắc chắn đem lòng oán hận ta và mong muốn trả thù, gây nên oán thù chồng chất, cuốn ta vào vòng trầm luôn, khiến cả ta và họ đều khó lòng có được tâm an để tu học và giải thoát. Nho giáo có nói: “Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất hữu”. Huống chi, người tu hành lại thành kẻ gian tham. Với giới này, dù là phật tử xuất gia hay

71

của người khác nhằm giữ cho tâm luôn an ổn, thân tránh vòng tù tội, góp phần làm xã hội tốt đẹp.

Thứ ba: bất tà dâm. Đối với người xuất gia việc chung đụng với người khác giới là điều cấm. Còn với người tu tại gia việc giữ giới này là không được chung đụng với người khác giới không phải là vợ/chồng hợp pháp của mình. Sự tà dâm cũng được hiểu là quan hệ với vợ/chồng mình trong những hoàn cảnh không phù hợp, không chừng mực. Tuyệt đối cấm quan hệ bất chính với người không phải vợ/chồng mình hay có ý nghĩ không đứng đắn, phóng đãng, chơi bời, lả lơi, khiêu gợi với người khác giới. Phật dạy cấm tà dâm cốt cũng để bảo vệ lẽ công bằng, vì phàm làm người ai cũng muốn gia đình êm ấm, hạnh phúc, không bị người khác xen vào, phá vỡ. Mình mong muốn thì người cũng vậy nên không vì sự thỏa mãn của bản thân mà làm hại đến gia đình người khác. Do vậy, không tà dâm là bảo vệ hạnh phúc gia đình người khác mà cũng là bảo vệ hạnh phúc chính gia đình mình, tránh được sự oán thù và báo oán của gia đình người bị ta làm ảnh hưởng tới. Không tà dâm giúp lục căn thanh tịnh, đoạn trừ phiền não. Phật tử xuất gia hay tại gia đều phải tuân thủ nghiêm ngặt giới luật này.

Thứ tư: bất vọng ngữ. Vọng ngữ là một giới luật tưởng chừng dễ mà khó của nhà Phật. Vọng ngữ không chỉ đơn thuần là nói dối, bất vọng ngữ không chỉ là không nói dối. Có thể hiểu, bất vọng ngữ là không nói sai sự thật. Nói sai sự thật có bốn khía cạnh: nói dối, nói sai sự thật, nói hai chiều và nói lời hung ác. Nói dối là nói không thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, chuyện đúng nói sai, chuyện sai nói đúng, thương thì nói tốt, ghét thì nói xấu, trước sau bất nhất. Nói thêu dệt là nói thêm nói bớt, cốt để làm người nghe nổi lòng sân hận, loạn tâm, phiền não. Nói hai chiều là lúc nói thế này, lúc nói thế khác. Gặp người này thì bêu rếu người kia và ngược lại, làm cho hai bên trở nên căm ghét đối phương. Nói lời hung ác là dùng lời nói

72

thô tục, lời chửi rủa, cộc cằn, có tính miệt thị người khác làm cho người nghe đau khổ, lo sợ, buồn rầu. Nho giáo có câu: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thi tri dã”. Người quân tử đã vậy, phật tử là người tu hành càng phải thực hành tốt hơn. Không nói sai sự thật đòi hỏi phật tử phải hiểu rõ, biết rõ vấn đề mình nói. Biết thì nói biết, không biết nói không biết, thậm chí biết mới nói, không biết không nói để tránh nói sai và trong khi nói, không được đưa ý kiến cá nhân mình vào làm sai lệch thông tin. Muốn nói đúng, diễn tả đúng điều mình biết ngoài việc năm rõ việc còn phải có kiến thức sâu rộng và khả năng diễn tả bằng ngôn ngữ chắc chắn tránh làm người nghe hiểu sai. Đó là một yêu cầu rất khó. Do đó, bất vọng ngữ tưởng dễ nhưng lại khó vô cùng. Phật tử mọi giới đều phải tuân thủ giới luật này. Không nói sai sự thật để tôn trọng sự thật, nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh được khẩu nghiệp.

Thứ năm: bất ẩm tửu tức không được uống rượu hay các thức uống có cồn làm con người say, không làm chủ bản thân. Bất ẩm tửu ngoài việc bản thân không được uống mà còn không được lôi kéo, nài ép người khác uống. Trường hợp vì trị bệnh mà phải dùng rượu hòa vào thuốc uống thì phải cẩn trọng, dùng vừa đủ và có sự chứng kiến của tăng chúng. Không uống rượu có rất nhiều lợi ích. Đó trước hết là tránh được những tội lỗi gây ra do không tỉnh táo đồng thời giữ thân được khỏe mạnh, nòi giống hùng cường. Với phật tử tại gia không tránh khỏi những lúc phải uống rượu trong đám tiệc, giao tế. Do đó, việc cấm tuyệt đối Phật tử tại gia uống rượu là khó thực hiện. Cho nên, người tu tại gia cần tiết chế việc uống rượu, càng uống ít càng tốt, không uống nhiều để tránh nghiện ngập, hành động sai trái.

Với Phật tử tại gia, về cơ bản có năm giới trên đây. Phật tử cần tâm niệm và thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Không phạm giới một cách đơn giản, không cố gắng cũng như không xem việc giữ giới quá nghiêm

73

dài và phụ thuộc vào khả năng, hoàn cảnh của từng người. Vấn đề cốt yếu là sao cho bản thân thanh thản, an nhiên, mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu, tu bằng cái tâm của mình, đó mới là con đường chân tu.

Bên cạnh việc giữ giới, Phật tử tại gia còn cần tích cực làm việc thiện nguyện, giúp đỡ người khó khăn, kêu gọi mọi người sống theo Phật pháp, không quy y theo các giáo phái tà đạo, học tập Phật pháp từ thấp đến cao cũng như tham dự các buổi thuyết pháp của các giảng sư để hiểu thông về phật pháp mà hành trì cho đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)