7. Kết cấu của đề tài
2.5.2. Đối với Phật tử xuất gia
Phật tử xuất gia là những người lìa bỏ cuộc sống thế tục tại gia đình, vào chùa tu học cùng nhau dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của những thầy có kinh nghiệm, có hiểu biết sâu rộng về Phật pháp để con đường tu học được thuận lợi và tinh tiến hơn.
Khác với người tu tại gia, Phật tử xuất gia phải giữ ngũ giới nghiêm ngặt hơn, đồng thời, từ thấp đến cao, cần học tập Phật pháp cho sâu sắc để có thể tự cứu độ cho mình và giúp đỡ chúng sinh trên con đường tu học. Sau quá trình tu học, nếu đạt được sự tinh tiến cần thiết và bản thân có nhu cầu thọ các giới cao hơn, Phật tử xuất gia sẽ được thọ giới cao hơn, đồng thời giới luật cũng nghiêm khắc hơn. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, việc tu học của Phật tử xuất gia về bản chất cũng xuất phát từ sự tự nguyện, sự phát tâm và cái duyên của mỗi người, không có bất cứ sự bắt buộc hay quy định cứng nào trên con đường tu học.
Về cơ bản, con đường tu học của Phật tử xuất gia gồm các giai đoạn sau: Học tập gia giáo nhà Phật: trước tiên, khi vào chùa hay các cơ sở của Phật giáo, người xuất gia cần phải trải qua giai đoạn học tập gia giáo trung bình từ hai đến ba năm. Ở giai đoạn này, người mới xuất gia sẽ được các vị sư
74
trụ trì hay các vị thầy đã tu học trước đó, hiểu biết về Phật pháp và các quy định chung của giới luật chỉ dẫn và theo dõi. Tùy sở nguyện, khả năng của từng người, giai đoạn này có thể diễn ra ngắn hoặc dài hơn. Thời gian này, Phật tử được làm quen với cuộc sống người xuất gia, được học về giới luật căn bản, được hướng dẫn về lễ nghi cũng như các quy định về đạo đức, phẩm hạnh người tu hành. Kết thúc giai đoạn này, Phật tử được kiểm tra khả năng lĩnh hội, sự quyết tâm theo đuổi Phật pháp, cái duyên với cửa Phật để xác định nên tiếp tục con đường tu học hay trở về hoàn tục. Nếu vượt qua được kỳ kiểm tra, Phật tử sẽ tiếp tục được tu học ở một mức độ cao hơn. Việc tổ chức học tập gia giáo chủ yếu do mỗi chùa tự tổ chức với phương thức giao cho người đi trước hướng dẫn người đi sau, mang tính hướng dẫn nhập đạo, hầu như không tổ chức thành trường lớp.
Sơ cấp Phật học: thường kéo dài trong hai năm. Điều kiện để tham dự lớp sơ cấp Phật học thường là phải có trình độ học vấn từ lớp 6 trở lên, không giới hạn độ tuổi (thường phải từ ít nhất 12 tuổi trở lên), đã xuất gia hay tập sự xuất gia tại các chùa, được sự cho phép của sư trụ trì cũng như sự chấp thuận của Ban trị sự Phật giáo cấp quận/huyện nơi cư trú của tăng ni xin theo học. Trong chương trình học tập sơ cấp Phật học, năm thứ nhất Tăng Ni sinh thường được giảng dạy về đời sống người xuất gia, về giới luật, lễ nghi người Phật tử, lịch sử Phật giáo, Phật pháp căn bản, đạo đức học Phật giáo, kinh Hiền Nhân và kinh Pháp Cú. Năm thứ hai Tăng Ni sinh được giảng dạy về giới luật Sa di/Sa di ni, kinh Đại Bát Nhã, Hán văn, Việt văn. Ngoài ra, còn một số môn phụ trợ khác như tiếng Anh, tiếng Pali, Tin học căn bản. Kết thúc khóa sơ cấp Phật học, Phật tử cũng cần tham dự kỳ kiểm tra làm cơ sở xác nhận tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn.
75
tương đương trở lên, đã thọ giới sa di hoặc sa di ni, tuổi đời không quá 60, được sự cho phép của sư thầy. Chương trình học tập năm thứ nhất về cơ bản tương đồng với khóa sơ cấp, gồm: lịch sử phật giáo, phật pháp căn bản, nhận thức học Phật giáo, Duy thức học, luật Sa di, luật Oai nghi, Phật giáo sử các nước, Anh văn, Hán văn, Việt văn, Pali; các bộ kinh như kinh Di Giáo, kinh Thập Thiện, kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Trường A Hàm, kinh Pháp Cú cùng một số môn học phụ trợ khác.
Sau khi hoàn thành khóa trung cấp Phật học, Phật tử có hai lựa chọn để tiếp tục tu học ở trình độ cao hơn đó là học để trở thành giảng sư, tham gia giảng dạy Phật pháp cho các khóa tu, các buổi thuyết pháp tại các chùa, tu viện, trai đàn hoặc tiếp tục học lên cao đẳng phật học (kéo dài 3 năm), cử nhân Phật học (kéo dài 4 năm), Thạc sĩ Phật học (từ 2 đến 3 năm), Tiến sĩ Phật học (từ 3 năm đến 6 năm).
Tại Đồng Tháp, hiện nay việc tu học Phật pháp đang được thực hiện gồm việc học gia giáo tại chùa, học sơ cấp Phật học (tại chùa) và trung cấp Phật học. Các khóa đào tạo cao hơn như Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học đòi hỏi Tăng Ni sinh cần tìm đến các trường ở Bạc Liêu, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay nước ngoài tu học.
Đối với Phật tử xuất gia tại Tỉnh Đồng Tháp, hàng năm, vào mùa An cư Kiết Hạ, tại các Đạo Tràng An cư: hành giả an cư phải thực hiện nhắc lại đầy đủ các thời khóa tụng niệm, tọa Thiền, niệm Phật, kinh hành…đã từng được học để giữ gìn oai nghi tế hạnh trong tu tập và sinh hoạt hàng ngày; được học trích giảng một số vấn đề trong Kinh, Luật, Luận; nghe trình bày của đại diện Ban Tôn giáo, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh về một số vấn đề có liên quan đến tôn giáo và giới thiệu nội dung các bộ luật đã được nhà nước ban hành, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo cũng như báo cáo tình hình
76
thời sự trong và ngoài nước; Song song đó thì mở lớp bồi dưỡng kiến thức cho các Trụ trì cũng được tiến hành và triển khai nội dung của Hiến chương sửa đổi kể cả Nội qui Ban Tăng sự Trung ương.
Để hành giả an cư có đủ điều kiện để phát huy sở học, trang nghiệm tự thân và tịnh nghiệp đạo tràng thì phải tuân thủ các qui định trong thời gian an cư: không ra khỏi khuôn viên chùa; nếu có duyên sự ra ngoài giới trường, cần tác bạch chúng trong giờ Tiểu thực; nếu có duyên sự qua đêm, cần sự cho phép của Thiền chủ, Phó Thiền chủ hoăc Hóa chủ trước khi bạch chúng; tham dự đầy đủ các thời khóa tu học, không được vắng mặt, ngoại trừ duyên sự cần thiết phải xin phép Ban Lãnh chúng; trong mọi sinh hoạt phải tuân theo tôn ti trật tự hạ lạp…..Thời gian an cư là 3 tháng vào mùa hạ, tức từ 14/4 - 14/7 âm lịch (thực tế thì kết thúc trước 1 tuần để các vị Trụ trì trở về chùa chuẩn bị cho Lễ Rằm tháng Bảy). Điểm trường hạ cố định: chùa Thanh Lương (huyện Cao Lãnh), chùa Phước Huệ (TP. Sa Đéc), chùa Hưng Thiền (huyện Cao Lãnh) (có lớp Trung cấp Phật học), chùa Tam Bảo (huyện Châu Thành - do chư Tăng Ni Nội Tự đông); các điểm Trường hạ khác phải được sự chấp thuận của Ban Trị sự Giáo hội trên cơ sở xét thấy đủ điều kiện mới được mở (tổng cộng mỗi năm từ 5 đến 6 chùa mở trường hạ ).
Ngoài ra, tại các chùa vào các dịp lễ lớn, quan trọng, hoặc vào ngày giỗ các vị Tăng Ni từng tu tại chùa hoặc lễ mừng thọ các vị sư lớn tuổi một số chùa còn tổ chức những buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trên con đường tu học. Đây không phải là hoạt động thuyết pháp hay giảng kinh mà chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ Tăng Ni thuộc phạm vi nội bộ chùa, có đôi khi cũng mời giảng sư hay trụ trì từ chùa khác đến trao đổi, tuy nhiên về cơ bản vẫn mang tính huấn luyện nội bộ,
77