7. Kết cấu của đề tài
3.1.1.2. Việc thực hành các nghi lễ Phật giáo tại Đồng Tháp
Thực hiện nghi lễ Phật giáo là thực hiện các nghi thức đã được các bậc Tổ sư hành trì và chế tác. Ngày nay người thực hành Nghi lễ tùy theo điều kiện có thể gia giảm một số nghi thức nhưng phải hội đủ các yếu tố về nội dung và hình thức, bản sắc Nghi lễ Phật giáo Việt Nam để vừa có tính kết hợp, trang nghiêm, vừa mang tính tâm thành ý chánh.
Phật giáo được truyền đến Đồng Tháp từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ XVIII, trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Đến nay Phật giáo Đồng Tháp không ngừng phát triền, là chỗ dựa tinh thần cho đông đảo quần chúng nhân dân.
Phật giáo ở Đồng Tháp phần đông là theo hệ phái Bắc tông, từ đó nghi lễ tôn giáo cũng mang đậm sắc thái của hệ phái Bắc tông. Tuy nhiên, trong quá trình du nhập vào Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp nói riêng, các nghi lễ Phật giáo ít nhiều có sự thay đổi để phù hợp với vùng miền, phù hợp với phong tục, truyền thống của từng địa phương.
90
Ở Đồng Tháp, tại các cơ sở thờ tự, việc thực hành nghi lễ được các Tăng Ni rất xem trọng và thực hiện đúng theo Phật luật, Hiến chương của Giáo hội và hướng dẫn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh.
Trong ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, tu sĩ thực hành bốn lần cúng trong ngày, căn cứ theo “Luật Thiền đường” đã có từ Trung Quốc, do các vị tổ truyền sang, trước kia tính theo giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Thời gian tuy có quy định, nhưng từng chùa cũng có thể định ra thời gian có khác hơn một chút, thông thường là buổi sáng vào lúc 4 giờ, buổi trưa vào 10 giờ 30, buổi chiều lúc 16 giờ và buổi tối lúc 19 giờ.
- Trong buổi lễ cúng sáng, hay còn gọi “Công phu khuya”, tu sĩ thường tán tụng công đức của các vị Thầy, Tổ, hai lần một tháng, tu sĩ thực hành lễ chúc tán này. Lễ Bố tát (cũng được thực hiện hai lần trong tháng vào thời điểm công phu khuya, Tăng Ni xem xét lại những hành động trong thời gian qua của mình, xem có phạm giới luật nào không, nếuc ó phải sám hối, tự kiểm trước các tăng sĩ.
- Cúng ngọ thường được tiến hành trong lúc trưa, tu sĩ đọc kinh, dâng nước và cơm trên các bàn thờ trong chùa.
- Công phu chiều hay còn gọi là “Mông sơn thí thực” là một khoa nghi thí thực cho cô hồn. Mông Sơn nay thuộc huyện Danh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Vào đời Tống, có Bất Động Thượng Sư sống trên núi này, được thế gian xưng tặng là Cam Lộ đại sư. Để phổ tế cô hồn, Sư tập hợp những điểm chánh yếu trong khoa nghi Du Già Diệm Khẩu và các kinh phổ thí cô hồn trong Mật Tạng soạn thành khoa Mông Sơn Thí Thực. Khoa nghi này thường được các chùa tụng niệm vào khóa chiều một cách đơn giản, phẩm vật cúng thí thường chỉ là gạo muối hay cháo. Cận đại, Hưng Từ pháp sư đề xướng thêm vào đấy sáu phen khai thị, nên khoa nghi mới này được gọi là Đại Mông Sơn Thí
91
Thực để phân biệt với khoa nghi Mông Sơn thường dùng. Trong Đại Mông Sơn Thí Thực, phải lập pháp đàn, thờ tượng Phật, bày nhiều hương hoa, vật cúng, gạo trắng, nước trong, cung thỉnh vị Tăng có phẩm đức thuyết pháp khai thị. Trước đàn chánh bày đài cô hồn và thờ bài vị của các vong linh trong mười phương pháp giới. Sau khi dâng hương bèn dùng vải vàng bọc quanh đài cô hồn để quỷ thần tụ vào đó lễ bái, nghe pháp thọ thực, không bị chướng ngại. Giờ cử hành pháp sự thường vào hai giờ Tuất và Hợi. [49].
Đây là lễ cúng dành cho những linh hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiến. Tu sĩ đọc kinh cầu siêu. Lễ cúng Mông sơn thí thực thường cúng gạo, muối, nước…trên bàn thờ thập loại cô hồn.
- Cúng Tịnh độ (là làm sạch thế giới Phật, tức trang nghiêm tịnh độ) diễn ra vào buổi tối. Có chùa, trong lễ cúng này ngoài tu sĩ còn có sự tham gia của phật tử. Các loại kinh đọc tụng thường xuyên như: Diệu Pháp Liên hoa, Đại Niết bàn, Lương Hoàng Sám, Địa tạng,…
Ngoài bốn thời cúng trong ngày, có chùa còn cho phật tử đặt bàn thờ, bài vị của thân nhân quá cố, nên thường xuyên cũng có thêm các buổi cúng thất, cúng 49 ngày, cúng xả tang, làm giỗ…cũng có ngày chùa tổ chức lế Húy kỵ Tổ sư, lễ vía Phật, Bồ tát…