7. Kết cấu của đề tài
2.4.3. Về trình độ
Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam do Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương qui định gồm 6 cấp: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học. Riêng ở tỉnh Đồng Tháp chỉ đào tạo trình độ Trung cấp.
64
Về quá trình thành lập trường Trung cấp Phật học, theo Khoản 1 và 2, điều 27 Nội qui Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội qui định: Thẩm quyền cho phép thành lập các Trường Phật học đó là Trưởng Ban GDTN TW, dựa trên kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định về tiêu chuẩn thành lập trường, thay mặt Giáo hội, ra quyết định cho phép thành lập các Trường Trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học và các Học viện Phật giáo Việt Nam. Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Thành nộp hồ sơ thành lập trường lên UBND tỉnh thành để được chính thức cấp giấy phép thành lập trường.
Như vậy, điều kiện và tiêu chuẩn thành lập trường Trung cấp Phật học theo Khoản 1,2,3 Điều 24 Nội qui Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam qui định: Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học phải có tối thiểu bằng Cử nhân hoặc bằng tương đương, tuổi đời từ 35 trở lên, tuổi hạ ít nhất 10 năm. Các thành viên Ban Giám hiệu và giáo viên các trường Trung cấp Phật học tối thiểu phải tốt nghiệp Phổ thông Trung học và có bằng Cao đẳng. Chương trình đào tạo và sách giáo khoa phải do Ban GDTNTW quyết định, biên soạn để đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu, mục tiêu, chương trình giáo dục Phật học.
Trên cơ sở đó, Ban Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp thấy rằng công tác giáo dục Tăng Ni là một công tác quan trọng để nâng cao trình độ cho Tăng Ni đáp ứng kịp thời cho các hoạt động Phật sự và thấy rằng có đủ tiêu chuẩn theo qui định nên ngày 4/7/1989 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp có đề nghị đến UBND tỉnh xin phép mở trường Trung cấp Phật học. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh, trường Trung cấp Phật học ở tỉnh Đồng Tháp được thành lập ngày 14/8/1989 với tên gọi là trường Cơ bản Phật học đến khóa 3 (năm 2000) thì đổi thành trường Trung cấp Phật học. Chương trình đào tạo và sách giáo khoa rất phong phú, đa dạng do
65
cấu, mục tiêu, chương trình giáo dục Phật học là Kinh, Luật, Luận, Ngoại điển thì theo quyết định của UBND tỉnh nhà trường còn phải giảng dạy thêm môn học công dân giáo dục và bổ túc văn hóa theo chương trình trung học do Bộ Giáo dục qui định vì điều kiện nhập học của Tăng Ni sinh lớp Trung cấp Phật học chỉ mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Đội ngũ Tăng Ni sinh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo giữa Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội và Bộ Giáo dục phối hợp xây dựng và được Ban Giám hiệu trường cấp bằng Tốt nghiệp Trung cấp Phật học thì mới đủ điều kiện để tham gia các lớp học cao hơn: Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học.
Về cơ sở và tổ chức đào tạo, từ khi thành lập đến nay, cơ sở 1 của lớp Tăng có thay đổi, từ năm 1989 đến 1997 (khóa 1,2) đặt tại chùa Phước Hưng (TX Sa Đéc) do Hòa Thượng Thích Minh Tấn làm Hiệu trưởng. Từ năm 1997 đến năm 1999 đặt tại chùa Tân Hòa (thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành) do Thượng tọa Thích Thiện Năng làm Hiệu trưởng. Từ năm 2001 đến nay thì đặt tại chùa Thanh Lương (xã An Bình, huyện Cao Lãnh) do Hòa thượng Thích Thiện Chánh, Hòa thượng Thích Thiện An, Hòa thượng Thích Thiện Huệ và hiện nay Đại Đức Thích Chơn Tâm làm Hiệu trưởng (khóa 8). Ngoài Hiệu trưởng thì có các phó Hiệu trưởng phụ trách: 1 phụ trách học vụ, 1 phụ trách Giám luật, 1 phụ trách Ni và 1 Ngoại điển. Cơ sở 2 lớp Ni sinh đặt tại chùa Phước Huệ (phường 1, Tp. Sa Đéc).
Đến khóa VIII, do Chúng Nội Tự chùa Hưng Thiền đông nên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp xin mở thêm cơ sở tại chùa Hưng Thiền (xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh) cho Ni sinh.
Về hiệu quả đào tạo, từ khi thành lập đến nay, trường Trung cấp Phật học trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã hoàn thành 7 khóa học và đang đào tạo khóa 8 với hơn 600 Tăng Ni sinh tham gia và được Tốt nghiệp:
66
Khóa I (1989-1993): 66 tuyển sinh (gồm 25 Tăng sinh, 33 Ni sinh trong số đó có 05 tuyển sinh ngoài tỉnh). [30, tr.3]
Khóa II (1993-1997): 74 tuyển sinh (gồm 37 Tăng sinh, 37 Ni sinh trong số đó có 33 tuyển sinh ngoài tỉnh). [34, tr.4]
Khóa III (1997-2001): 81 tuyển sinh (gồm 31 Tăng sinh, 50 Ni sinh trong số đó có 41 tuyển sinh ngoài tỉnh). [35, tr.4]
Khóa IV (2001-2005): 54 tuyển sinh (gồm 31 Tăng sinh, 23 Ni sinh trong số đó có 25 tuyển sinh ngoài tỉnh). [35, tr.4]
Khóa V (2005-2009): 53 tuyển sinh (gồm 28 Tăng sinh, 25 Ni sinh trong số đó có 26 tuyển sinh ngoài tỉnh và 01 tuyển sinh nước ngoài). (Số liệu do Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp cung cấp trực tiếp cho tác giả)
Khóa VI (2009-2013): 59 tuyển sinh (gồm 33 Tăng sinh, 26 Ni sinh trong số đó có 38 tuyển sinh ngoài tỉnh). [37, tr.13]
Khóa VII (2013-2017): 85 tuyển sinh (gồm 53 Tăng sinh, 32 Ni sinh trong số đó có 25 tuyển sinh ngoài tỉnh). [41, tr.19]
Như vậy, số lượng Tăng Ni sinh tham gia lớp học từ khóa 1 đến khóa 7 tương đối ổn định, có sự tăng giảm nhẹ qua các khóa. Thông tin từ Ban Giám Hiệu trường cho biết thì số lượng Tăng Ni sinh đăng kí tham gia các khóa học với số lượng được tốt nghiệp có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Mỗi khóa chỉ từ 5 đến 7 Tăng Ni sinh với một vài lí do khác nhau: chuyển đi sinh hoạt ở tỉnh khác nên xa xôi không tham gia học tiếp; do ý chí của một số Tăng Ni sinh chưa bền vững; vì chương trình học quá khó, không theo kịp…v.v.. nên tỉ lệ Tăng Ni sinh không tốt nghiệp đạt 100% như mong muốn.
Mặc dù trên địa bàn tỉnh không đủ điều kiện để tổ chức các lớp có trình độ cao hơn như Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ Phật học, nhưng Ban
67
Trị sự, trường Trung cấp Phật học và các Tự, Viện luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất, khuyến khích động viên, giúp đỡ cho các Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp lớp trung cấp thì tham gia vào các lớp cao hơn. Từ khi khai giảng khóa đầu tiên đến nay, số lượng Tăng Ni sinh đậu vào Phật học viện: Khóa 1: có 08 [30, tr.3] Tăng Ni sinh sinh thi đậu vào cao cấp Phật học cơ sở II. Khóa 4: có 24 [35, tr.4] tăng Ni sinh. Khóa 6: có 28 [37, tr.13] tăng Ni sinh. Khóa 7: có 34 [40, tr.19] Tăng Ni sinh thi đậu vào Phật Học viện được Hội đồng điều hành Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đánh giá là tỉnh có số Tăng Ni sinh trúng tuyển cao nhất so với cả nước.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có 6 vị đạt trình độ Thạc sĩ, 5 vị có trình độ Tiến sĩ (trong đó có 2 vị đã chuyển đến TP. Hồ Chí Minh, 1 chuyển đến sinh hoạt tại Bạc Liêu). Ngoài ra có ít nhất 05 Tăng Ni đang nghiên cứu sinh tại Ấn Độ.
Nhìn chung, trong thời gian qua trường Trung cấp Phật học trên địa tỉnh Đồng Tháp đã đào tạo được nhiều Tăng Ni đạt yêu cầu về trình độ để họ vừa làm tốt việc đạo, việc đời, vừa hướng dẫn tín đồ tôn trọng, chấp hành và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao nhận thức, nhất quán quan điểm về chính sách tôn giáo của Đảng trong các cấp uỷ, chính quyền vừa bổ sung nguồn nhân lực cho Giáo hội. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi, làm bước đệm cho các Tăng Ni sinh tham gia vào các lớp học cao hơn, từ đó việc "hoằng dương Phật pháp" ở Đồng Tháp ngày càng thuận lợi hơn trước.