7. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Về số lượng
Do nhiều điều kiện thuận lợi, Phật giáo ở Đồng Tháp phát triển rất sớm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việc Phật giáo được “Hoằng dương” thì không thể không nói đến lực lượng Tăng, Ni. Vì thế, có thể nói rằng Tăng Ni là lực lượng thúc đẩy cho việc hưng thịnh của Phật giáo ở tỉnh Đồng Tháp.
Số Tăng, Ni ở Đồng Tháp qua các năm: 1987 có 582; 1997 có 712 (cả nước có 28.787) chiếm tỉ lệ 2,47%; 2012 có 1.128 (cả nước có 46.699) chiếm tỉ lệ 2,4%; 2016 có 1.197 (cả nước có 53.941) chiếm tỉ lệ 1,6%.
62
Bảng 2.5. Số lượng Tăng Ni qua các năm
Địa bàn/năm 1987 1997 2012 2016
Tỉnh ĐT 582 712 1.128 1.197
Cả nước 28.787 46.699 53.941
Tỉ lệ % 2,47 2,4 1,6
Nguồn: [28, tr.3]; [56, tr30-31]; [22]; [40, tr.13]; [38, tr.7]
Từ bảng 2.5 có thể đi đến nhận định rằng: về tổng thể, số lượng Tăng Ni tỉnh Đồng Tháp từ năm 1987 đến 2016 đi theo chiều hướng tăng về số lượng. Trong 30 năm, số Tăng Ni tăng tổng số là 615 người. Bình quân mỗi năm tăng 20.5 người. Tuy nhiên, nếu tính số lượng tăng bình quân giữa các mốc chúng ta sẽ thấy độ lệch giữa các mốc. Nếu như trong 10 năm (1987 – 1997) số lượng tăng là 130 người, bình quân là 13 người/năm. Nhưng chỉ cần 5 năm (2012 – 2016) số lượng tăng là 69 người, bình quân là 13.8 người/năm. Điều đó cho thấy rằng, tốc độ tăng về Tăng Ni của giai đoạn 2012 – 2016 nhanh hơn so với giai đoạn 10 năm (1987 – 1997). Sự cao thấp như thế cho thấy Phật giáo Đồng Tháp không ngừng phát triển dưới tác động của các hoạt động đời sống kinh tế xã hội.
Cũng từ bảng 2.5 cho thấy, mặc dù tỉ lệ Tăng Ni so với cả nước 20 năm qua giảm dần (từ 2,47% năm 1997 giảm xuống còn 1,6% năm 2017). Nhưng tỉ lệ trung bình của Đồng Tháp so với cả nước vẫn cao hơn mặt bằng chung cả nước. Tỉ lệ trung bình cả nước năm 2016 là 1,56% thì Đồng Tháp chiếm 1,6%. So sánh với cả 3 thành phố lớn ở 3 miền, thì tổng số Tăng Ni ở Đồng Tháp có tỉ lệ khá lớn (tính đến năm 2016): chiếm 58,1% so với số Tăng Ni ở Hà Nội (khoảng 2.060) [67]; chiếm 57,2% so với Thừa Thiên Huế (khoảng 2.092) [68]; chiếm 10,1% so với TP. Hồ Chí Minh (khoảng 11.800) [60]. TP.
63
Theo thống kê năm 2016 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, số lượng Tăng Ni ở các huyện, thị được phân bố như sau: huyện Châu Thành: 110; huyện Lai Vung: 58; TP Sa Đéc: 174; huyện Lấp Vò: 130; huyện Cao Lãnh: 350; TP Cao Lãnh: 125; huyện Thanh Bình: 36; huyện Tháp Mười: 16; huyện Tam Nông: 29; huyện Hồng Ngự: 42; huyện Tân Hồng: 15; TX Hồng Ngự: 40. [52, tr.32, 64, 148, 178, 224, 320, 332, 350, 372, 390, 462, 572]
Số lượng phân bố Tăng Ni ở các huyện, thị cho ta thấy các huyện, thị như Châu Thành, Lấp Vò, Cao Lãnh, Sa Đéc tập trung số lượng Tăng Ni nhiều, còn các huyện như Tam Nông, Tân Hồng…thì số lượng ít. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân phân bố không đều này: có thể do quá trình hình thành sớm và định cư lâu đời và là do việc khai phá và định cư sau này trên vùng đất đó; do điều kiện kinh tế - xã hội- dân cư hoặc do tách nhập cơ sở hành chính trên địa bàn qua các thời kì….
Nhìn chung, tuy có sự giảm sút về tỉ lệ so với cả nước nhưng số lượng Tăng Ni Phật giáo ở Tỉnh Đồng Tháp có chiều hướng ngày càng phát triển. Việc lực lượng Tăng Ni Phật giáo ở Đồng Tháp tăng là yếu tố quan trọng để chứng tỏ Phật giáo ở Đồng Tháp đang trên đà hưng thịnh vì Tăng Ni đông là do sự giác ngộ cao về lý vô thường nên tìm đường xuất gia học đạo. Khi Tăng Ni đông sẽ làm hưng thịnh Phật pháp, sự truyền bá giáo pháp của Phật sẽ lan truyền rộng rãi, tín đồ Phật tử sẽ đông và am hiểu giáo lý căn bản để tu tập và giảm đi việc ác, tăng trưởng việc thiện, hướng đến mục tiêu “tốt đời, đẹp đạo”.