Về tiềm năng du lịch và văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 120 - 195)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Về tiềm năng du lịch và văn hóa tâm linh

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization)-một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Có nhiều loại hình du lịch: sinh thái, cộng đồng, trãi nghiệm, tâm linh…Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất về du lịch tâm linh. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi của du lịch tâm linh là khai thác yếu tố văn hóa tâm linh, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác làm cơ sở và mục tiêu để thỏa mãn đời sống tinh thần của con người.

Du lịch được xem là ngành kinh tế quan trọng và là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Tháp. Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020, đến năm 2020, ngành du lịch đón 3,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 1000 tỉ đồng, vươn lên tốp đầu và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất khu vực ĐBSCL, ưu tiên lựa chọn của du khách trong và ngoài nước. [80, tr.2]

Năm 2015, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp ước đón 2.100.000 lượt khách, tăng 13,15% so với năm 2014, trong đó có 50.000 lượt khách quốc tế tăng 10,9%; 550.000 khách du lịch nội địa tăng 20,7%; 1.500.000 khách tham quan hành hương tăng 10,68%. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 424 tỷ đồng,

112

tăng 33,22 % so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch 265 tỷ đồng. Năm 2016, du lịch Đồng Tháp phấn đấu đón và phục vụ 2.300.000 lượt khách, trong đó có 60.000 khách quốc tế, 640.000 khách nội địa, 1.600.000 khách tham quan hành hương. Tổng doanh thu du lịch là 450 tỉ đồng. [75, tr.1] Có thể thấy, du lịch văn hóa tâm linh đóng vai trò rất quan trọng trong ngành du lịch của tỉnh, với khách tham quan hành hương chiếm gần 70% tổng lượt khách dự kiến đến với Đồng Tháp trong năm 2016.

Tính đến tháng 7/2019, tỉnh Đồng Tháp có 84 di tích lịch sử văn hóa (1 di tích quốc gia đặc biệt, 15 di tích cấp quốc gia và 68 di tích cấp tỉnh). [9] Trong đó, nhiều di tích đã được xếp hạng là nơi thờ tự của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo như: Khu di tích Gò Tháp, chùa Kiến An Cung, chùa Bửu Hưng, Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường, chùa Tháp Linh, chùa Bửu Lâm, chùa Phước Thiện… Mặc dù, không có nhiều công trình tôn giáo quy mô lớn, nhưng tỉnh Đồng Tháp lại có những di tích với kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa, lịch sử và gắn liền với đời sống tinh thần của người dân địa phương. Hiện nay, du lịch đã trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu của phần lớn người dân trong xã hội. Con người tìm đến du lịch không chỉ để thỏa mãn các nhu cầu về tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,... mà còn để thể hiện niềm tin về tôn giáo, tín ngưỡng. Chính từ những nhu cầu gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng,... của du khách đã hình thành nên loại hình du lịch tâm linh

Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình

113

thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch [66, tr.37]

Như vậy, du lịch tâm linh có một số nét tương đồng với các loại hình du lịch như: tín ngưỡng, hành hương, tôn giáo và lễ hội. Tuy nhiên, nếu xét về đối tượng và phạm vi hoạt động thì du lịch tâm linh lại rộng hơn và những loại hình vừa nêu có thể trở thành đối tượng trong du lịch tâm linh. Xét về nội dung và tính chất, du lịch tâm linh là một dạng của du lịch văn hóa đã được thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đặc trưng của khách tham quan du lịch. Và đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh nhằm góp phần nâng cao vị thế của ngành du lịch Đồng Tháp theo Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020.

Du lịch tâm linh thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Dạng thức thứ nhất, đó là hoạt động tham quan, vãn cảnh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; đây là hoạt động du lịch tâm linh phổ biến nhất hiện nay. Ở dạng thức thứ hai, ngoài tham quan, thưởng ngoạn cảnh vật, người du lịch còn có các hoạt động cúng bái, cầu nguyện, thường phù hợp với du khách có theo tôn giáo, tín ngưỡng. [65, tr.5] Hình thức này khá phổ biến với nhiều người Việt Nam vì việc đi lễ ở các cơ sở tôn giáo được xem như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong muốn những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Dạng thức thứ ba có vẻ sâu sắc hơn, đó là tìm hiểu các triết lí, giáo pháp để con người thêm trầm tĩnh, tâm hồn thêm thư thái, để cải thiện sức khỏe và cảm nhận chính bản thân mình. Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, sông nước hữu tình, bốn mùa hoa thơm quả ngọt, con người thân thiện, tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng và nhiều lễ hội dân

114

gian truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Ngoài ra, trong số những di tích đã được xếp hạng, có rất nhiều đình, chùa, cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Một số di tích điển hình:

- Kiến trúc chùa Kiến An Cung (ông Quách) - tài hoa của những người thợ Phúc Kiến

Chùa nằm trên trục đường chính Trần Hưng Đạo, đối diện với con rạch Cái Sơn, được khởi công năm 1924 (Giáp Tý) và hoàn thành năm 1927 (Đinh Mẹo). Trong 3 năm trời đằng đẵng ấy, những người thợ từ Phúc Kiến sang đã cùng với những người thợ xây của Sa Đéc miệt mài lao động, tạo nên những đường nét, họa tiết, hoa văn, tiểu tượng… để trở thành một công trình kiến trúc uy nghiêm, rực rỡ theo phong cách đền miếu của Trung Hoa. Nhìn tổng thể từ bên ngoài, hàng rào xây bằng xi-măng nhưng được chế tác như những cọc tre xanh trước khoảng sân thoáng đãng; cửa ngõ được thiết kế đơn giản, lạ mắt nhưng lại gần gũi, không có vẻ xa cách của chốn tâm linh. Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế không có kèo mà chỉ có đòn tay ráp mộng, chịu lực trên những cột gỗ tròn có đường kính 30cm. Mặt tiền của chùa được thiết kế hài hòa với 3 gian chính, mái ngói âm dương được lợp theo kiểu dợn sóng rồng trải nền cho 6 ngọn sóng cong vút lên cao mà 6 đầu ngọn sóng ấy là 6 cung điện nguy nga, tráng lệ được thu nhỏ, biểu trưng cho tinh thần vượt khó và thành đạt. Trước khi bước vào chánh điện, du khách sẽ đi qua một bậc cửa được làm bằng đá xanh; 2 con kỳ lân cũng bằng đá xanh khá lớn, miệng ngậm trái châu; tiếp đó là 2 tượng thần thiện- ác, đứng canh giữ trước chùa. Kế đến là một khoảng sân lộ thiên, vừa để làm nơi tế lễ, vừa để lấy khí trời và là lối thoát cho khói hương. Những hàng cột lớn, đen bóng đồ sộ; hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son

115

Trạch Tôn Vương), mặt đỏ hồng, chân gác lên, tay nâng đai ngọc; hai bên có hai vị thần cầm ấn kiếm, tướng diện oai phong lẫm liệt; bên tả là Thanh Thuỷ Tổ Sư (nguyên là thầy thuốc chữa bệnh cho dân); bên hữu là Bảo Sanh Đại Đế (có nhiệm vụ bảo vệ sanh mạng của người trung nghĩa)…

Người không chánh tâm bước vào thoạt nhìn ắt phải sợ sệt. Phía trước bàn thờ có tượng quan Thánh Đế Quân, có sắp hai hàng binh khí sáng ngời; cạnh bên có Đông lang và Tây lang để làm nơi tiếp khách khi đến cúng bái, trên vách tường có vẽ những bức tranh theo lối thủy mạc, nét vẽ rất uyển chuyển, sống động, những hình thập điện phong thần, những truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Hằng năm, chùa có hai lễ tế chính: Ngày 22 tháng 02 (âm lịch) là ngày sinh của ông Quách và ngày 22 tháng 08 (âm lịch) là ngày ông thành đạo; chùa có thiết lễ cúng tế rất trang nghiêm, đông đảo người đến dự và cầu nguyện. Đáo lệ 03 năm thì lập trai đàn, cầu siêu cho bá tánh; cầu quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, vào những dịp này đều có mời thỉnh các vị đại đức tăng ni Hoa và Việt cùng thành tâm cúng bái, thể hiện nét đẹp trong sự hòa hợp tôn giáo giữa hai cộng đồng.

Đã một thế kỷ trôi qua, Kiến An Cung ngày ngày vẫn tỏa khói hương nghi ngút… nhân dân Việt-Hoa luôn thành tâm, ngưỡng vọng thánh đức; cùng chung sức chung lòng xây dựng quê hương, đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư Sa Đéc. Chùa ông Quách là một công trình kiến trúc độc đáo, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá phương Đông. Ngày 27 tháng 04 năm 1990, Bộ Văn hoá- Thông tin đã có Quyết định xếp hạng công nhận Kiến An Cung là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Nhìn chung, di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ tôn giáo tín ngưỡng thờ ông Quách của cộng đồng người Hoa như Kiến An Cung đã chứa đựng giá trị tinh thần rất to lớn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa của người Hoa trên vùng đất Sa Đéc, góp phần lưu giữ những

116

dấu ấn truyền thống và tạo nên bản sắc riêng cho cộng đồng người Hoa bên cạnh các cộng đồng dân tộc khác. Kiến An Cung cũng trở thành địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng và cộng đồng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của người Hoa. [82, tr.40]

- Chùa Bửu Hưng (hay còn gọi là chùa Cả Cát): Tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII (1777-1789), có một vị hành giả là Thiền sư Nguyễn Đăng đã xuôi ngược từ kinh đô Phú Xuân vào đến tận chốn làng quê này, dừng bước hành trình và lập nên một ngôi thảo am thờ Phật chuyên tu theo Thiền tông. Sau khi Thiền sư Nguyễn Đăng viên tịch, Thiền sư Tịnh Châu từ nơi khác về kế vị. Sau một thời gian tu tập tại chùa, Ngài viên tịch, chức trụ trì sau đó được trao lại cho Thiền sư Từ Lâm – Tiên Thiện.

Đời trụ trì được truyền thừa là Thiền sư Minh Phước – Tư Trung, đệ tử của Hòa thượng Thích Từ Lâm – Tiên Thiện. Ngài tu tập tại chùa không lâu thì về khai sơn chùa Phước Hưng (chùa Hương) tại Tp Sa Đéc và trụ trì cho đến ngày viên tịch.

Thay thế Ngài là vị Thiền sư Minh Tịnh – Bửu Thanh, vốn xuất gia tu học tại Tổ đình Phước Lâm (Mỹ Tho-Tiền Giang), ssau đó về trụ trì chùa Bửu Hưng. Đời truyền thừa tiếp theo là thầy Yết ma Như Lý – Tâm Ngươn Thiên Trường, Ngài trụ trì trong suốt 20 năm (1910-1930). Thiền sư Nguyên Nghiêm – Thiện Truyền là người được bổ nhiệm kế thế trụ trì từ năm 1930 đến năm 1940. Sau đó, nhiệm vụ chăm sóc Phật sự của chùa được giao lại cho Thiền sư Nguyễn Hữu – Chánh Viên.

Các đời truyền thừa sau này lần lượt được trao cho các vị hành giả như: Thiền sư Chơn Hòa, Đại đức Thích Phước Chí, Đại đức Thích Quảng Minh – Giác Đạo, Hòa thích thượng Quảng Luận – Chơn Minh. Từ năm 1992,

117

Thượng tọa Thích Minh Trí trụ trì, sau khi Ngài viên tịch thì Ni trưởng Thích nữ Cẩn Thanh quản tự, chăm lo chùa Bửu Hưng cho đến ngày hôm nay.

Từ một ngôi thảo am đơn sơ giản dị đã trải qua rất nhiều cuộc trùng tu và tôn tạo: Năm 1909-1911, trụ trì quyết định khởi công đại trùng tu tự viện chùa lần đầu tiên. Lần trùng tu thứ hai là vào năm 1950, xây dựng lại ngôi nhà Tổ và thâu gọn Đông lang, Tây lang. Sau đó khoảng thời gian từ 1992 cho đến năm 2010, chùa Bửu Hưng trải qua nhiều đợt trùng tu với nhiều hạng mục khác nhau.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ “Tam” với ba dãy nhà chính bao gồm: tiền đường, chánh điện và hậu Tổ. Ở không gian chánh điện- nơi được bày trí vô cùng đẹp đẽ vơi những bức tượng có tính thẩm mỹ cao mà đặc biệt là tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5m. Phía sau chánh điện là một khoảng sân trống hình chữ “Khẩu”. nhà Tổ là nơi thờ 13 vị Tổ sư các đời truyền thừa của chùa trong hơn 200 năm qua.

Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều bảo vật quý được để lại từ thuở khai sơn lập tự xa xưa như: Bức tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5m được tạc bằng gỗ nguyên khối được triều đình nhà Nguyễn cúng dường vào năm Minh Mạng thứ II, chùa còn 100 cây cột gỗ to và quý cùng 3 bộ cửa gỗ lớn chạm trổ tinh xảo có hơn 100 năm tuổi, hai bức tượng Hộ pháp, bộ tượng Thập điện Diêm Vương….

Ngày nay, tại chùa Bửu Hưng vẫn thường hay tổ chức các hoạt động cúng bái cầu an, cầu siêu theo định kỳ vào các dịp rằm lớn trong năm.

Với bề dày lịch sử, vào ngày 03/8/2007 theo Quyết định số 39/QĐ- BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch công nhận nơi đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đây chính là cơ sở để chùa có thể bảo tồn được những giá trị nguyên bản của mình và phát triển hơn nữa những giá trị tốt đẹp cho Phật giáo nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung. [52, tr.182]

118

- Chùa Phước Kiểng (chùa Lá Sen): Ngôi chùa do Hòa thượng Thích Huệ Trí, thế danh Đoàn Minh Nguyên khai sơn vào thời vua Thiệu Trị năm 1847 trên nền đất của gia đình cúng dường, chùa tọa lạc tại xã Hòa Tân huyện Châu Thành. Sau khi Hòa thượng viên tịch, truyền thừa lần lượt cho Hòa thượng thế danh Đoàn Minh Trúc, Đoàn Phước Quang, các vị đều cùng tông môn. Hiện tại, Hòa thượng Thích Huệ Từ, thế danh Đoàn Công Trí đang đảm nhiệm trụ trì. Hòa thượng theo Sư bác là Hòa thượng thế danh Đoàn Phước Quang vào chùa từ năm 8 tuổi, nghe kinh kệ, giảng pháp, nhờ vào trí huệ minh mẫn nên thông hiểu chánh pháp. Đến năm 1954, Hòa thượng được truyền thừa khi chỉ mới 16 tuổi.

Đây không chỉ là nơi để tu tập của các chư Tôn đức Tăng mà còn là căn cứ hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vào thời kỳ binh lửa chùa được cho mượn làm nơi để chế tạo vũ khí và cho các cán bộ nồng cốt hội họp. Chính vì là một trong những cứ điểm quan trọng nên vào thời bấy giờ, chùa Phước Kiểng thường bị tấn công bởi bom đạn của chiến tranh, đặc biệt là năm 1966, nơi đây vẫn còn thuộc quận Đức Tôn, tỉnh Sa Đéc, chùa đã bị bom đánh sập hoàn toàn. Năm 1975, chùa còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 120 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)