7. Kết cấu của đề tài
2.3.1.2. Hội đồng Chứng minh
Về mặt Đạo pháp và Giới luật, “Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [24, tr.9-10].
Về thành phần, Hội đồng Chứng minh của Giáo hội gồm chư vị Hòa thượng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tiền nhiệm giới thiệu và Đại hội đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy tôn. Chư
49
Hội đồng Trị sự, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị. Thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị trọn đời, ngoại trừ trường hợp đặc biệt mới phải miễn nhiệm, do quyết định của Hội đồng Chứng minh với đa số 2/3 thành viên tại hội nghị biểu quyết tán thành.
Về cơ cấu nhân sự, Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh để thực thi các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội.
Như vậy, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm các chức danh: - Đức Pháp chủ.
- Chư vị Phó Pháp chủ. - Chư vị Giám luật. - Chánh Thư ký. - Chư vị Phó Thư ký.
- Chư vị Ủy viên Thường trực.
Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh. Nhiệm kỳ của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ (người đại diện cao nhất của Hội đồng Chứng minh) khuyết vị thì Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự biết để suy cử trong Hội nghị thường niên gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
50
Trải qua 38 năm, từ khi Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức cho đến nay, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức được 7 kì Đại hội Đại biểu (1987-1992, 1992-1997, 1997-2002, 2002-2007, 2007-2012, 2012-2017 và 2017-2022), suy tôn ba vị Pháp chủ:
- Đức Pháp chủ đầu tiên (Đệ nhất Pháp chủ) là Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993) tại vị từ năm 1981 đến năm 1993;
- Đức Pháp chủ thứ hai (Đệ nhị Pháp chủ) là Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1915 - 2005) tại vị từ năm 1997 đến năm 2005;
- Đức Pháp chủ thứ ba (Đệ tam Pháp chủ) là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (1917 - ) tại vị từ năm 2007 đến nay.
2.3.1.3. Hội đồng Trị sự
Về mặt pháp lí, theo Hiến chương, Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ.
Về cơ cấu nhân sự, thành viên tham gia Hội đồng Trị sự không quá 80 tuổi; Số lượng do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tiền nhiệm đề xuất trên cơ sở đảm bảo có đầy đủ đại diện các Ban, Viện Trung ương và Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố do Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định và tiến hành biểu quyết suy cử; Mỗi thành viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh trong Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; mỗi chức danh không quá 03 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kì là 05 năm. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự gồm các chức danh sau:
- Chủ tịch.
- 2 Phó Chủ tịch thường trực. - Các Phó Chủ tịch chuyên trách.
51
- Tổng Thư ký.
- 2 Phó Tổng Thư ký. - Trưởng ban Tăng sự.
- Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni. - Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử. - Trưởng ban Hoằng pháp.
- Trưởng ban Nghi lễ. - Trưởng ban Văn hóa.
- Trưởng ban Kinh tế Tài chính. - Trưởng ban Từ thiện xã hội. - Trưởng ban Phật giáo Quốc tế. - Trưởng ban Pháp chế.
- Trưởng ban Kiểm soát.
- Trưởng ban Thông tin truyền thông.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. - Các Ủy viên Thư ký chuyên trách.
- 2 Ủy viên Thủ quỹ. - Các Ủy viên Thường trực.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người thay mặt Giáo hội về mặt pháp lý Nhà nước trong mối quan hệ của Giáo hội ở trong nước và ở nước ngoài.
52
Từ khi thành lập đến nay, có ba vị đảm nhiệm chức vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự:
- Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984) tại vị từ năm 1981 đến năm 1984;
- Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 - 2014) tại vị từ năm 1984 đến năm 2014;
- Hòa thượng Thích Thiện Nhơn (1950 - ) tại vị từ năm 2014 đến nay. Ngoài việc suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Hội đồng Trị sự còn có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: ấn định chương trình hoạt động hằng năm của Giáo hội; Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ, hằng năm; Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự tham gia Ban Trị cấp tỉnh, thành; Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam …”.
Trực thuộc Hội đồng Trị sự có các Ban, Viện GHPGVN (gọi chung là Ban, Viện Trung ương) đó là
1. Ban Tăng sự.
2. Ban Giáo dục Tăng Ni. 3. Ban Văn hóa.
4. Ban Hướng dẫn Phật tử. 5. Ban Hoằng pháp.
6. Ban Nghi lễ.
53
8. Ban Từ thiện xã hội. 9. Ban Phật giáo Quốc tế.
10. Ban Thông tin truyền thông. 11. Ban Pháp chế.
12. Ban Kiểm soát.
13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.