Lễ hội Rằm tháng Giêng (rằm Thượng nguyên, Tết Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 101 - 111)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.2.1. Lễ hội Rằm tháng Giêng (rằm Thượng nguyên, Tết Nguyên

Nguyên tiêu)

Trước đây, lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù...

Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên Đán.

Về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.

Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…

Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng “ăn chơi” để bắt tay vào công việc của một năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn là men tố, là thời khắc gây nguồn cảm hứng thi ca bất tận.

93

Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành.

Xưa kia, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất.

Ngày nay, Tết Nguyên tiêu được tổ chức đơn giản hơn nhiều, thậm chí có nhiều gia đình không tổ chức do nhiều nguyên nhân khác nhau: thời đại CNH-HĐH đất nước, yếu tố nông nghiệp mờ dần; áp lực từ công việc hàng ngày…

3.1.2.2. Lễ Phật Đản

Phật Đản còn gọi là Quán Phật hội (hội tắm Phật), Giáng Đản hội (hội giáng sinh) đó là nghi thức tắm Phật. Ngày Phật Đản tức là ngày Đức Phật Thích Ca ra đời.

Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng Phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh nhằm ngày rằm, tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavatthu (Ca-ty-la-vệ) gần biên giới giữa Đông Bắc Ấn Độ và Nêpan. “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4

94

âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal” [54]

Khi Ngài giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi bại, có sinh có tử, có gìa có bệnh. Rằng bao nhiêu vinh hoa, phú qúy, khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô, Ngài mới nhất định xuất gia, bỏ hẳn thế sự, để đi tìm đâu là sự thật, đâu là tịnh lạc. Năm ấy được 29 tuổi, Ngài từ bỏ cung điện nguy nga và những sa hoa vật chất của một vị Hoàng tử, không phải vì thắc mắc băn khoăn riêng cho Ngài, mà chính vì cảnh đau khổ trầm luân của kẻ khác.

Lần từ biệt ra đi của Ngài đã dũ sạch nợ trần, để đi tìm một con đường giải thoát cho nhân loại.

Rồi một hôm tinh toạ trên mớ cỏ khô dưới cội bồ-đề, tại Bồ-Đề Đạo- Tràng (Buddhagaya), Ngài tự nguyện: “Dù rằng thịt ta phải nát, xương phải tan, hơi phải mòn, máu phải cạn, ta quyết ngồi nơi này đến khi được hoàn toàn đắc quả vô thượng”. Vào ngày rằm, tháng Vesak, Ngài đắc quả Chánh Đẳng, Chánh Giác. Quả này là kết tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lãnh hội rõ ràng chân tánh của một sự vật: Ngài đã là Toàn Giác, Ngài đã thành Phật. Lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi. Từ đây người ta gọi Ngài là Đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật trong trường chi vô lượng Phật quá khứ và vị lai. [11]

Như vậy thì lễ Phật Đản không những là kỷ niệm ngày giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của Đức Phật. Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

95

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Đối với Phật tử, lễ Phật Đản có ý nghĩa to lớn. Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, giết gà, vịt... Ngày đó, tất cả mọi người đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài... Bên cạnh việc hộ trì cúng dường Tam Bảo, Phật tử cần ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày. Đó là luôn không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ tới cha mẹ, ông bà, con cháu, làm sao cùng nhau tu tập hạnh giải thoát... như Thượng tọa Thích Tâm Thuần nói: “Mỗi người sau mỗi lần đi chùa về nên bớt đi cái dở như tật đố kỵ, kiêu căng, sân hận, ích kỷ nhỏ nhoi, biết sống hiền lành, tha thứ... Đồng thời, truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp đó cho mọi người xung quanh để tất cả cùng nhau được bình an, hạnh phúc. Đó là tinh thần của người đệ tử Phật trong ngày lễ Phật đản” [59]

Ở Đồng Tháp, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh, huyện còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức...

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Bên cạnh đó, công tác từ thiện xã hội: chăm lo cho các cháu thiếu nhi, người già neo đơn, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn được các chùa và Phật tử được quan tâm thực hiện có hiệu quả.

96

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

3.1.2.3. Lễ Vu Lan

Lễ Vu lan có lịch sử lâu đời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và theo đó, đạo hiếu như một chất keo gắn chặt tình mẫu tử, gia đình, dòng họ và cao hơn nữa là cộng đồng, quê hương, đất nước và đã thấm sâu vào cuộc sống của mõi người Việt, rất phong phú. Vì thế, ngày Lễ Vu Lan từ xưa đến nay đã trở thành ngày lễ mang nét đẹp nhân văn sâu sắc, ngày càng được bồi đắp, góp phần làm sáng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Một lẽ giản đơn, ai sinh ra cũng có cội nguồn. Cha mẹ kính yêu cho ta hình hài và quê hương, đất nước nuôi dưỡng ta tâm hồn mang bóng hình xứ sở. Bởi vậy, cùng với nghĩa tri ân công lao, sự hy sinh sánh ngang biển trời của cha mẹ, mỗi người con của dân tộc cúi đầu bày tỏ lòng tri ân với đất mẹ Việt Nam.

Hạnh hiếu đền ơn đẹp nhất là ân cha mẹ hòa với trọng ân cùng Xã tắc Giang sơn yêu quý. Vào dịp này, chúng ta cũng thể hiện ân tình với chúng sinh vạn vật đã luôn thân thiện ở bên ta, giúp cho ta cuộc sống hằng ngày hạnh phúc. Lễ Vu lan là một trong những hoạt động văn hoá truyền thống, tập quán tốt đẹp để tỏ lòng báo hiếu, tri ân của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với những người thân đã khuất, để cầu siêu cho các chiến sĩ hy sinh vì nghĩa lớn; cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình,… thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và vì thế được nhiều người tham gia.

Cũng vào dịp này, theo truyền thống của người Việt thì ngày Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày “mở cửa ngục” để các cô hồn nhận đồ cúng lễ nên được gọi là “ngày xá tội vong nhân”. Theo cách hiểu của văn hóa tín ngưỡng,

97

lễ xá tội vong nhân là để cầu cho những vong linh không hoặc chưa được thờ cúng ở một gia đình nào. Giá trị nhân văn của lễ này được thể hiện ở sự thương cảm sâu sắc với các vong linh chết ở nơi đất khách quê người, nơi chiến trận, những kẻ thấp hèn,… mà người thân chưa tìm được, v.v... Lễ xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu ở Việt Nam mặc dù có sự khác nhau nhưng đều thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc và nhiều khi hai lễ này thường được hòa vào làm một. Mục đích đều thể hiện sự nhớ ơn những người đã khuất, nhất là gia tiên tiền tổ và thể hiện sự thương cảm đối với những người bị mất trong những cảnh ngộ éo le khác nhau mà không được thờ cúng.

Với ý nghĩa trang trọng như thế nên vào dịp lễ Vu Lan, ở Đồng Tháp các chùa đã tổ chức nhiều hoạt động dâng hoa cho cha mẹ, thả đèn hoa đăng, phóng sinh, thuyết pháp.

Nổi bật trong số đó, tại chùa Hòa Long (thành phố Cao Lãnh) thường phối hợp với Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc tổ chức lễ cầu siêu, thả đèn hoa đăng thu hút hàng ngàn người dân đến tham gia.

3.1.2.4. Lễ Rằm tháng Mười (rằm Hạ nguyên)

Rằm Hạ nguyên - Rằm tháng Mười còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam.

Sau khi vụ lúa tháng Tám vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất. Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hại mùa màng; cho nên đến ngày rằm tháng Mười đem những gì đã được hu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương tự ngàn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh cúng, bánh bột lọc, bánh gạo… cùng với mâm cơm

98

dâng cúng tổ tiên, ông bà, thổ thấn, âm linh, các bác… Ngày rằm tháng Mười được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng. Ngày Rằm tháng Mười ai ai cũng đều thu hoạch được thực phẩm trong vụ tháng Tám do đó mọi nhà đều cúng lễ tạ ơn.

Ngày nay, ngày rằm tháng Mười (rằm Hạ nguyên) đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt nói chung, người dân Đồng Tháp nói riêng. Nhất là đối với phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.

3.1.2.5. Lễ Tưởng niệm

Ngoài ra, theo truyền thống có từ khi thành lập giáo hội đến nay, vào mùa Vu Lan ngày 2/7 âm lịch hàng năm, chư tôn đức trong Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Tháp và các vị lãnh đạo chính quyền tỉnh nhất tâm tưởng niệm, tri ân đến chư vị tiền bối hữu công Phật giáo Đồng Tháp đã viên tịch từ năm 1982 đến nay tại chùa Bửu Quang. Buổi tưởng niệm hàng năm được tổ chức rất long trọng, đây là một trong những hoạt động thể hiện sự khác biệt trong chuỗi sự kiện của Phật giáo ở tỉnh Đồng Tháp với các tỉnh bạn trong khu vực.

Như vậy, ngoài các lễ hội trong hệ thống Giáo hội được tổ chức thì ở Đồng Tháp còn có lễ hội riêng mang đậm bản sắc địa phương.

3.2. Về hoạt động xã hội

99

thức khác nhau. Thông thường, hoạt động xã hội liên quan tới việc “thay đổi thế giới” thường thông qua việc thay đổi xã hội, chính trị, kinh tế và môi trường. Điều này có thể được thực thi bởi các cá nhân nhưng thông thường là bởi một tập thể đông đúc dưới hình thức các phong trào xã hội [69]

Hiện nay các vấn đề xã hội đang trở thành thách thức cho nước ta nói chung và Đồng Tháp nói riêng hướng đến sự phát triển bền vững. Khái niệm vấn đề xã hội được hiểu như:

Những điều kiện và kết quả xã hội ảnh hưởng xấu đến các nhóm và các loại thành viên xã hội (thậm chí có thể là toàn bộ dân chúng) trong hoàn cảnh sống của họ, được công luận hay một số bộ phận của công luận định nghĩa như là tất yếu phải thay đổi và được biến thành biện pháp chính trị. Như vậy, trong ngôn ngữ giao tiếp bằng khái niệm này người ta muốn nói đến một loạt các điều kiện xã hội ở những dạng hết sức khác nhau, thí dụ sự nghèo khổ, tình trạng tội phạm, thời gian rỗi, tình trạng cô đơn, các rối loạn về tâm [61]

Còn cụ thể hơn nữa, đó là các vấn đề xã hội theo nghĩa khoa học hiện nay xuất phát không từ sự yếu kém của từng cá nhân mà là hậu quả của các quá trình kinh tế xã hội. Sự phát triển nhà máy ở các thành phố lớn thu hút các lao động nông thôn. Rời bỏ làng mạc, xóm giềng, gia đình, họ sống đơn độc sinh ra rượu chè, cờ bạc. Thất nghiệp, họ biến thành đội quân nghèo đói thiết lập các khu ổ chuột. Phụ nữ thất nghiệp chỉ còn con đường mại dâm. Người già nua phải ăn xin kiếm sống.

Như vậy, vấn đề xã hội có thể được hiểu là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người, các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức như

100

một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi ích của một cộng đồng. Đó là sản phẩm của con người có ảnh hưởng đến một nhóm người nhất định và chỉ có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 101 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)