Hệ thống cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp trước năm 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 86 - 90)

7. Kết cấu của đề tài

2.6.1. Hệ thống cơ sở thờ tự Phật giáo ở Đồng Tháp trước năm 1986

Trong các tôn giáo lớn ở Đồng Tháp, đạo Phật đến Đồng Tháp từ rất sớm, cùng với những đợt lưu dân đầu tiên đến khai phá đầu thế kỷ 17 và Phật giáo là đạo có nguồn gốc ra đời và có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân dân trong tỉnh kể cả đồng bào không có đạo.

Nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh cho cộng đồng dân cư có nơi sinh hoạt tín ngưỡng; là nơi tu tập, hành lễ và cư trú cho các nhà sư. Song song với quá trình khai hoang, lập ấp thì chùa chiền cũng được cất lên ngày một nhiều. Ban đầu chỉ là những ngôi chùa đơn sơ được làm bằng tre, lá tạm bợ, theo thời gian được trùng tu tôn tạo khang trang hơn trước. Ở Nam Bộ nói chung và Đồng Tháp nói riêng, các cơ sở thờ tự phật giáo (chùa hay tịnh xá) không chỉ là nơi tu tập, sinh hoạt tôn giáo của tăng ni; nơi người dân đến lễ chùa, vãng cảnh mà nơi đây còn là cơ sở hội họp, nuôi chứa, che chở cho cán bộ cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc. Tính đến trước đổi mới năm 1986, trong “toàn tỉnh có 175” [56, tr.33] cơ sở thờ tự của phật giáo (chùa). Phải kể đến những ngôi chùa sau nổi tiếng vẫn còn tồn tại đến ngày nay:

Vào giữa thế kỷ 17, ở rạch Cái Bèo (nay thuộc xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh) tổ sư Tánh Nhẫn – Thiện Châu, thuộc dòng Lâm Tế Gia phổ đời thứ 33 sáng lập chùa Bửu Lâm. Tổ sư Tánh Nhẫn – Thiện Châu là người khai sáng Tổ đình Trà Cang (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đại diện cho dòng Lâm Tế Gia phổ cùng hai đệ tử là Thiện Ý và Thiện Tín vào Nam. Thiện Ý về Thất Sơn lập chùa Linh Thạnh tự trên núi Tà Lơn, còn Tổ Tín về hoằng hoá chùa Bửu Lâm. Phải đến vị trụ trì đời thứ ba là sư Minh Thông Hải Huệ (1820-1907), thuộc dòng Lâm Thế thứ 38, chùa mới nổi tiếng và được

78

mệnh danh là chùa tổ đến ngày nay. Đến năm 1896, Thiền sư mới về chùa Bửu Lâm; Từ đây thiền sư vân du hoằng hoá nhiều chùa ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở Đồng Tháp như các chùa Linh Thứu (Lấp Vò), Hội Phước (Lai Vung), Thiên Phước (Hội An Đông - Thạnh Hưng), Hội Khánh (Cao Lãnh)...Có thể nói, chùa Bửu Lâm ở xã Bình Hàng Trung (Cao Lãnh - Đồng Tháp) là chùa duy nhất xây dựng vào thế kỷ 17 ở đồng bằng sông Cửu Long còn được biết đến nay.

Sau thế kỷ 18, nhất là vào các thập niên cuối, phật giáo ở Đồng Tháp có điều kiện phát triển, nhiều chùa được xây dựng ở các huyện thị: huyện Cao Lãnh (chùa Thanh Lương, Hương Thiền), thị xã Cao Lãnh (chùa Kim Quang Tục danh là Lâm Vồ), thị xã Sa Đéc (“Chùa Phước Thạnh hiện chưa rõ danh tánh của vị tổ khai sơn. Tương truyền, một số tượng đồng trong chùa do chính tay Nguyễn Ánh rót đồng để đúc sau ba ngày trai tịnh. Ngay sau khi lên ngôi (năm 1802), vua Gia Long lịnh cho tái thiết toàn bộ ngôi chùa. Năm 1812 Gia Long sắc tứ cho chùa, hiện chùa có một long vị ghi “Việt Hoàng sáng tạo Phước Thạnh Tự” [8, tr.642]), huyện Lai Vung (chùa Phước Trí, chùa Đức Long, chùa Bửu Hưng hay còn gọi chùa Cả Cát).

Chùa Bửu Hưng nằm trên bờ rạch Cả Cát (thuộc xã Hòa Long – Lai Vung) do đại sư Nguyễn Đăng, gốc người Thừa Thiên Huế sáng lập, lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ. Đến đời thứ hai là thiền sư Tịch Châu thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 36, chùa được nâng cấp, rộng lớn và khang trang hơn, chùa thu nhận mười đệ tử xuất gia đầu Phật. Chùa có nhiều ảnh hưởng đối với nhân dân quanh vùng. Trong một lần trên đường chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh vào trú ẩn trong chùa. Nên sau khi lên ngôi, năm 1803 chùa được Gia Long sắc tứ, lúc bấy giờ chùa do thiền sư Từ Lâm (1780-1859) trụ trì. Dưới triều Minh Mạng, thiền sư Từ Lâm được triệu về kinh dự trai đàn chúc hổ và

79

cả nước, để Bộ Lễ cấp giới đạo và độ điệp. Trong thời gian này triều đình Huế cúng cho chùa một tượng phật A Di Đà bằng danh mộc cao 2,5 mét, thuộc loại tượng phật quý hiếm ở Nam Bộ, tượng này được chùa gìn giữ đến ngày nay [8, tr.642].

Bước vào thế kỷ 19, nạn binh lửa đã qua, kinh tế nhất là nông nghiệp có điều kiện phát triển, dân chúng có khả năng đóng góp xây dựng các công trình xã hội. Hơn nữa Gia Long và cả nội cung (Thái hậu, Vương phi, Công chúa...) và triều thần phần lớn tôn sùng đạo phật, hết lòng hộ trì Phật pháp, khắp nơi chùa chiền được tu sửa, cất mới... Phật giáo bước vào thời phục hưng. Trong xu thế đó nhiều chùa ở Đồng Tháp được xây dựng trong thời gian này:

- Ở huyện Châu Thành có 4 chùa ở 4 xã: Hòa Tân, Tân Thuận Đông, An Phú Thuận, thị trấn Cái Tàu Hạ.

- Ở Lai Vung có hai chùa: Khánh Hưng Tự (1840) ở Tân Hòa và chùa Hội Phước (1875).

- Ở Thạnh Hưng 16 chùa: Thiên Phước (1822), Long Phước (1847), Tân Phước (1890), Linh Phước (1810), Long Phú (1832), Phước Quang (1842), Liên Hoa Tự (1869), Giác Nguyên (1880), T Trúc (1870), Phước Thạnh (1890), An Lạc (1890), Phước Long (1889), An Phước (1865), Long An (1817) và An Long (1813).

- Ở thị xã Sa Đéc có hai chùa: chùa Phước Hưng (1838) và chùa Hương (1832), cả hai đều toạ lạc tại thôn Vĩnh Phước.

- Ở thị xã Cao Lãnh có mười hai chùa: Linh Sơn (phường 3), Hoà Long (phường 4), Cao Minh, Hoa Lâm (phường 11), Khánh An, Bửu Lâm, Huệ Minh (Mỹ Tảo), Hội Khánh Thới Long, Thới An (Tịnh Thới) và Tân Long (Tân Thuận Tây).

80

- Ở huyện Cao Lãnh có 6 chùa: Long Khánh (1815, Mỹ Hiệp), Linh Sơn (1845 Mỹ Hiệp), Hội Phước (1825 Nhị Mỹ), Long Tế (1880 thị trấn Mỹ Thọ), Linh Phước (1895 Bình Hàng Tây), Thanh Lương (An Bình).

- Ở Thanh Bình có chùa Long Sơn Linh Tự do sư Cổn, một quan đàng cựu lập năm 1821 ở Tân Phú.

- Ở Hồng Ngự có chùa: Long Khánh A, Phú Thuận B, Thường Thới Hậu B, Phú Thuận A, Long Thuận, Thường Phước I [8, tr.642-643].

Đến giữa thế kỷ 19 đạo Phật đã có cơ sở vững chắc ở Đồng Tháp với gần 50 ngôi chùa rải rác khắp nơi trong tỉnh.

Đến giữa thế kỷ 19, Nho giáo bước vào giai đoạn suy thoái. Ở vùng đất mới Nam Bộ, Nho giáo không có cơ sở thâm căn cố đế như miền Bắc và miền Trung, nên phật giáo đóng vai trò khá quan trọng trong tiến trình hình thành nếp ăn ở, cách suy nghĩ của nhân dân góp phần làm phong phú thêm truyền thống yêu nước của dân tộc. Do đó trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc kéo dài hơn 100 năm (1859-1975) Phật giáo nói chung và nhà chùa nói riêng đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ở Đồng Tháp ngay trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Long Sơn Linh Tự ở Tân Phú (Thanh Bình) chùa Bửu Lâm ở Bình Hàng Trung (Cao Lãnh) là những nơi cung cấp lương thực nuôi giấu nghĩa quân Thiên Hộ Dương. Riêng chùa Bửu Lâm là nơi ông Nguyễn Văn Biểu (Phòng Biểu) một cận tướng của Võ Duy Dương tá túc thường xuyên. Ông Phòng Biểu truyền dạy võ nghệ cho sư Phổ Lý tại chùa; và sau này trên cơ sở hiểu biết đó sư Phổ Lý dạy lại cho thanh niên du kích trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

81

Lãnh) là nơi hội họp của các sĩ phu yêu nước ở Cao Lãnh do Nguyễn Quang Diêu chủ trì. Cũng chùa Linh Sơn và một số chùa khác ở Cao Lãnh như chùa Hoà Long ở Hoà An, chùa Kim Quang (Lâm Vồ) ở Tân Thuận Tây, chùa Tân Long ở Tân Thuận Đông... là những nơi mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thường lui tới đàm đạo với các nhà yêu nước địa phương.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp để động viên đồng bào phật tử ủng hộ kháng chiến, Hội Phật giáo cứu quốc Nam Bộ ra đời đóng trụ sở tại chùa Ô Môi (nay thuộc xã Mỹ Quý huyện Tháp Mười) có lúc dời về chùa Bửu Lâm, nơi đóng toà soạn báo Tinh Tấn, cơ quan ngôn luận của hội. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Ô Môi là trạm giao liên, trong vùng diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, nhiều chiến sĩ hy sinh được chôn cất trong khuôn viên nhà chùa. Chùa Bửu Lâm là cơ sở nuôi chứa cán bộ, trú ẩn của cán bộ cách mạng ấp xã, huyện và tỉnh với nhiều hầm bí mật; Chùa còn là nơi chôn cất trên 10 hài cốt liệt sĩ.

Ngoài ra, hầu hết các chùa ở những địa phương khác đều có đóng góp ít nhiều trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Điều này là nét đặc biệt của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử chớ không riêng gì Phật giáo ở Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển của phật giáo ở tỉnh đồng tháp từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)