Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 27 - 28)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “QLGD là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội” [3].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLGD là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa

17

tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [18].

Giáo dục và quản lý giáo dục tồn tại song hành. Khi nói giáo dục là hiện tượng xã hội và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người thì cũng có thể nói như vậy về quản lý giáo dục.

Từ những khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của quản lý giáo dục, đó là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Trong thực tế, các yếu tố này không những không tách rời nhau mà ngược lại, chúng có mối quan hệ tương tác gắn bó lẫn nhau.

Quản lý hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng những cách hiệu quả nhất. Về bản chất, quản lý hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ. Như vậy, quản lý hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành việc GDĐĐ để đạo đức vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nền giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)