9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống cách giải quyết đa dạng, năng động trong các tình huống quản lý. Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDĐĐ cho HS nói riêng. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người ta thường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, phải tùy theo công việc, con người, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Bởi vì các biện pháp QL GDĐĐ luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trong các trường THCS. Mỗi biện pháp sẽ có ít ý nghĩa khi được thực hiện đơn lẻ. Trong những biện pháp trên:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Nhận thức bao giờ cũng đi trước, có nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Vì vậy, để học sinh có đạo đức tốt nhà trường cần nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh, xem việc giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội không phải chỉ phó thác cho nhà trường.
103
Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, hiệu quả tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện giáo dục đạo đức
Biện pháp này mang ý nghĩa quan trọng và là khâu then chốt bởi vì kế hoạch là cơ sở để xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường trong một thời gian nhất định.
Biện pháp 3: Quản lý các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
Là biện pháp mang tính hỗ trợ trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý, giúp cho việc quản lý GDĐĐ cho học sinh đạt được kết quả tối ưu.
Biện pháp 4: Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh
Thông qua bộ máy tổ chức này, giúp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia tổ chức thực hiện GDĐĐ cho HS. Giúp nhà trường THCS tạo ra một bộ phận vận hành một cách có trách nhiệm và hiệu quả các hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường.
Biện pháp 5: Quản lý các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức của học
sinh trung học cơ sở
Bằng cách tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học chính khóa và ngoại khóa, các CB QLGD và giáo viên đã giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS một cách tốt hơn.
Biện pháp 6: Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Ở biện pháp này, các nhà trường THCS tranh thủ sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
104
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở
Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh
(1)
Quản lý các điều kiện tinh
thần và vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS (3)
Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, hiệu quả tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện giáo dục đạo đức
(2) Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh (4) Quản lý các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở (5) Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. (6)
105
Trong những biện pháp trên, biện pháp“Nâng cao nhận thức cho các tổ
chức, cá nhân và các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh” có ý nghĩa tiên quyết. Vì nhận thức bao giờ
cũng đi trước, có nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Biện pháp “Nâng
cao chất lượng xây dựng kế hoạch, hiệu quả tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện giáo dục đạo đức” là biện pháp có ý nghĩa then chốt vì nó thể hiện
sự chuẩn bị chu đáo cho công việc của nhà quản lý. Song hai biện pháp trên chỉ mang tính “lý thuyết” chưa có những hành động cụ thể. Vì vậy, các biện pháp 3, 4, 5, 6 rất quan trọng vì chúng mang tác dụng bổ trợ cao, nếu không thực hiện các biện pháp này thì việc quản lý GDĐĐ HS sẽ rất hạn chế, không mang lại kết quả.
Tóm lại, các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS nêu trên có mối quan hệ
biện chứng với nhau, do vậy việc thực hiện một cách đồng bộ, tốt các biện pháp đó sẽ có tác động tích cực đến công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ trong các nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay.