9. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Sự cần thiết giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở
Đất nước ta sau thời kỳ đổi mới, đời sống của người dân có sự chuyển biến tích cực, đại bộ phận dân cư có mức sống từ “ăn no, mặc ấm” hướng tới “ăn ngon, mặc đẹp”; thế hệ trẻ hôm nay được thụ hưởng vật chất và tinh thần tốt hơn thế hệ ông bà, cha mẹ; đặc biệt đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo và đạt nhiều thành tựu ấn tượng, trong đó số HS học giỏi, chăm ngoan hàng năm đều tăng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trong lực lượng HS đã bộc lộ sự sa sút về phẩm chất đạo đức, gây ra bức xúc từ phía xã hội đối với hoạt động giáo dục của ngành giáo dục - đào tạo. Rất nhiều nghiên cứu thực trạng này, điểm chung nhất về những nguyên nhân như sau:
- Trách nhiệm của gia đình: Có không ít gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường;
- Trách nhiệm của nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được hiểu lệch lạc, bị lợi dụng,
29
vật chất hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ HS và không ít phụ huynh;
- Về phía xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập” mặt trái của cơ chế thị trường,… có cơ hội xâm nhập. Ngoài xã hội còn có không ít hiện tượng suy thoái về đạo đức, chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn tác động xấu trực tiếp đến HS.
Từ những nguyên nhân được phân tích trên đây, đối với HS THCS lứa tuổi đang trưởng thành, rất cần được giáo dục thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tích cực, giúp các em định hướng và tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và làm hành trang tiếp tục học lên các bậc học cao hơn. Điều này phản ánh sự cần thiết GDĐĐ cho HS THCS trước bối cảnh xã hội ngày nay.