9. Cấu trúc của luận văn
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
Qua bảng trên, ta thấy Quản lý quá trình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh trong trường trung học cơ sở được đánh giá có tác động rất lớn với điểm trung bình là 3,50. Ngoài ra, Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của giáo viên cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý GDĐĐ cho HS trường THCS và Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho HS với điểm trung bình 3,32.
Nhìn vào kết quả trên có thể nhận xét chung như: Do ảnh hưởng của kinh tế - xã hội, do tâm lý lứa tuổi của các em HS trường THCS dẫn đến một bộ phận HS mơ hồ về lý tưởng cách mạng, chưa gắn với sinh hoạt chính trị, thiếu quyết tâm phấn đấu vươn lên, ít tham gia sinh hoạt tập thể; chưa thấy rõ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập rèn luyện, chưa chú trọng nghiên cứu khoa học; một số ít HS chưa trung thực trong thi cử. Nhiều HS còn ngại khó, chưa cố gắng vươn lên trong học tập, một số em còn bỏ giờ học để chơi game,… Khi trao đổi với phụ huynh với câu hỏi: “Yếu tố tác động đến GDĐĐ của HS?” thì câu trả lời là nhận thức của các lực lượng tham gia
hoạt động GDĐĐ cho HS THCS, do đó các bậc phụ huynh mải mê làm ăn kinh tế, quên trách nhiệm và thiếu quan tâm đến việc giáo dục con em mình,
70
hay chỉ quan tâm đến vật chất, thiếu sự chia sẻ, động viên con cái.
Đứng ở góc độ nhà quản lý giáo dục để phân tích, các yếu tố trên thuộc về quản lý xã hội, quản lý giáo dục. Nếu quản lý phù hợp, thiết lập được mối quan hệ từ gia đình, nhà trường và xã hội hợp lý, chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều tác động xấu đến quá trình GDĐĐ cho HS.
Từ thực tế này cho thấy, ngoài việc tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội tham gia QL GDĐĐ cho HS cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành. Đặc biệt cần phải phối hợp các nội dung, phương pháp, biện pháp GDĐĐ cho HS nhằm phát huy tối đa nội lực của người được giáo dục, kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu cực, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường.
Sau khi khảo sát và có kết quả điều tra của HS và LLGD được thể hiện bằng điểm trung bình đã cho thấy có sự tương quan giữa bốn yếu tố tác động chính đến GDĐĐ cho HS trường THCS ở Vị Thanh, cụ thể đã được sơ đồ hóa ở dưới đây:
Bối cảnh kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục
Chủ trương chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước với
giáo dục THCS
Đặc điểm tâm lý của học sinh trường THCS giai đoạn hiện nay
71
Nhìn vào sơ đồ trên, chứng tỏ bốn yếu tố chủ yếu tác động đến GDĐĐ cho HS trường THCS thành phố Vị Thanh có mối tương quan thuận.