5. Bố cục của luận án
3.5.3. Mô hình phân tích SWOT
Phân tích SWOT dùng để phân tích thực trạng các điểm nghiên cứu, từ đó có những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới. Phân tích SWOT bằng cách làm rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong địa bàn nghiên cứu. Thông qua phân tích SWOT sẽ nhìn rõ các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà huyện đề ra. Từ đó đề ra các giải pháp phát triển, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản, hiệu quả cao giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể không chỉ về các xã hay huyện mà còn thấy rõ những yếu tố ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công, phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới [12].
Nội dung phân tích SWOT bao gồm phân tích bốn thành phần: - Điểm mạnh (Strengths),
- Điểm yếu (Weaknesses), - Cơ hội (Opportunities), - Nguy cơ (Threats)
Trong mỗi thành phần thống kê các yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới, bao gồm các điều kiện để phát triển kinh tế: Công tác tổ chức và thực hiện; Cơ chế chính sách; Cơ sở hạ tầng; Nguồn nhân lực địa phương; Cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế nông thôn; Vệ sinh môi trường; những yếu tố khác.
Đối với từng thành phần cần phân tích những yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn bởi những tiêu chí cấu thành nên sự phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới là quy mô tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, tăng hiệu quả kinh tế; lợi ích cộng đồng và các tiêu chí đạt được.
* Điểm mạnh
Điểm mạnh là những yếu tố nổi trội, xác thực và rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Để làm rõ điểm mạnh cần thống kê những yếu tố trả lời các câu hỏi:
- Huyện có những lợi thế gì để phát triển kinh tế? - Những lĩnh vực mà huyện có thế mạnh?
- Điều gì được cho là điểm mạnh của huyện khi thực hiện chương trình nông thôn mới?
- Những yếu tố nào giúp huyện thực hiện ?
- Những tiêu chí nào huyện có thể đạt cao cho chương trình nông thôn mới? - Có những vấn đề nào rất thuận lợi để huyện đạt tiêu chí cho chương trình nông thôn mới?
- Những yếu tố nào thuận lợi mà kinh tế nông thôn có thể làm để đem lại lợi ích cao hơn cho cộng động dân địa phương?
* Điểm yếu
Điểm yếu là những yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới. Để làm rõ điểm yếu cần thống kê những yếu tố trả lời các câu hỏi:
- Huyện có những điểm yếu gì không phù hợp?
- Những khó khăn gì của huyện không thể làm tốt được?
- Những gì là hạn chế làm cản trở sự phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới?
- Những gì nên tránh khi phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới?
* Cơ hội
Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công. Để làm rõ cơ hội cần thống kê những yếu tố trả lời các câu hỏi:
- Các xu hướng, triển vọng phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới là gì?
- Những yếu tố khách quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là gì?
- Có những tiềm năng, công nghệ mới nào chưa được khai thác?
- Những yếu tố khác là cơ hội phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới là gì? (Hội nhập, có dự án liên quan, những chính sách mới...)
* Thách thức
Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Để làm rõ thách thức cần thống kê những yếu tố trả lời các câu hỏi:
- Những yếu tố nào đã lỗi thời, không hiệu quả mà huyện vẫn đang thực hiện? - Những áp lực, khó khăn nào cho phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là gì?
- Muốn mở rộng, khai thác các tiềm năng, áp dụng công nghệ mới sẽ gặp những trở ngại nào?
- Những vấn đề bất cập trong phát triển kinh tế nông thôn nhằm xây dựng nông thôn mới là gì?