5. Bố cục của luận án
4.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội
4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện luôn duy trì ở mức khá, từ năm 2015 đến 2019 bình quân 05 năm đạt 11,15%/năm; đến 2019 đạt trên đạt 13%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (số liệu tính đến hết năm
2015, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%,).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 25,5 triệu đồng (1.156 USD theo giá hiện hành), tăng 105,29% so với năm 2015, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37,53 triệu đồng [22].
4.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội - Dân số
Tổng dân số của huyện năm 2019 là 31.320 người với mật độ dân số bình
quân 56 người/km2. Bình Liêu có năm dân tộc chủ yếu, trong đó, dân tộc Tày chiếm
55%, Dao chiếm 25,6%, Sán Chỉ chiếm 15,4%, Kinh chiếm 3,7%, Hoa chiếm 0,3%. Các dân tộc sống đan xen, song cũng có sự phân bố tương đối rõ nét: Dân tộc Tày đông nhất ở thị trấn và các xã vùng núi thấp như Tình Húc, Vô Ngại, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô; dân tộc Dao tập trung ở xã Đồng Văn, chiếm 78,55% dân số xã; dân tộc Sán Chỉ sinh sống tập trung ở xã Húc Động, chiếm 72,8% dân số xã. Bình Liêu là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh và cũng thuộc nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước (96%) [76].
- Lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch
Người dân huyện Bình Liêu trước đây có thế mạnh về nghề thủ công như trồng dâu, nuôi tằm, dệt tơ lụa, vải bằng khung cửi và đặc biệt dệt được những tấm lụa tơ bằng nhiều loại hoa văn rất đẹp. Hiện nay, nghề truyền thống này không được phát huy, phát triển do sự tiện dụng của các sản phẩm may mặc hiện đại. Hiện tại, phụ nữ dân tộc Dao vẫn duy trì được nghệ thuật thêu trang phục và đây được coi là nét văn hóa truyền thống độc đáo có thể phát huy để phục vụ cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, người dân Bình Liêu hiện vẫn duy trì nghề truyền thống sản xuất miến dong, chế biến tinh dầu sở, nuôi ong mật, chưng cất rượu men lá,... Những sản
phẩm này đã được khôi phục, phát triển, trở thành sản phẩm hàng hóa, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa dùng, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.
Ngoài ra, người dân ở huyện Bình Liêu còn lưu giữ nhiều nét văn hoá của riêng mình như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, lễ hội Đình Lục Nà (từ 16-18 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Ó Pò của người Tày, lễ hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ (vào dịp 16-3 âm lịch), lễ hội Khiêng Gió của người Dao (vào dịp 4- 4 âm lịch)...
Ngoài ra, Bình Liêu là địa phương có tiềm năng cho việc phát triển du lịch với 07 điểm du lịch gồm: Thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc, đình Lục Nà, chợ Trung tâm Bình Liêu, chợ Đồng Văn, mốc 1317, cửa khẩu Hoành Mô.… là những yếu tố thuận lợi để huyện Bình Liêu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch biên giới. Hơn nữa, Bình Liêu còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa trong đó có một số di tích đã được công nhận cấp tỉnh như Thác Khe Vằn, Đình Lục Nà, danh thắng ruộng bậc thang xã Lục Hồn, Khu du lịch huyện Bình Liêu được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh… cùng nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa truyền thống có giá trị khác [80].