Chỉ tiêu về tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng các chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 73)

5. Bố cục của luận án

3.6.7. Chỉ tiêu về tạo việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng các chính sách

giảm nghèo

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua số lượng lao động nông thôn, thu nhập bình quân năm của lao động nông thôn, số hộ nghèo và các chính sách giảm nghèo được xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu.

- Số lượng lao động nông thôn: Bao gồm lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, thương mại, dịch vụ nông thôn,…

Tổng số lao động = ∑ số lao động từng xã trong huyện. - Thu nhập bình quân năm của 1 lao động nông thôn

Thu nhập bình quân LĐNT = Tổng thu nhập của lao động NT * 100% Tổng số lao động

Khái quát lại, để nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển kinh tế trong xây dựng NTM huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, luận án đã xây dựng khung phân tích để làm cơ sở cho việc tiến hành các phương pháp nghiên cứu. Hơn nữa, luận án đã sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu để chọn địa bàn nghiên cứu; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích thông tin và phương pháp xử lý thông tin để tìm hiểu thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong xây dựng NTM tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 4

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Khái quát về huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Liêu là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, (có toạ độ từ 21o27’ đến 21o39’ vĩ độ bắc và từ 107o17’ đến 107o36’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 130km, cách thị trấn Tiên Yên 28km, phía bắc có 42,7km đường biên giới giáp Trung Quốc, phía đông giáp huyện Quảng Hà, phía tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Tiên Yên.

Bình Liêu có 01 trung tâm hành chính (Thị trấn Bình Liêu là trung tâm Chính trị và hành chính của huyện) và 06 xã, bao gồm xã Hoành Mô (Cửa khẩu Hoành Mô), Húc Động, Đồng Tâm, Vô Ngại, Lục Hồn và Đồng Văn [75].

Toàn huyện Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 475,1km2. Diện tích

đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp với khoảng 7.000ha (15,6%), trong đó, hơn 4.000ha là đồi cỏ có thể chăn thả đại gia súc, đất trồng lúa và hoa màu hơn 1.529ha, chủ yếu là ruộng bậc thang trải dài theo các thung lũng, sườn dồi, bãi bồi ven sông. Diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu là 34.683,78ha, chiếm 73% (trong đó, hơn 2.616,65 ha là rừng tự nhiên).

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu

Đất đai của huyện chủ yếu là đồi núi, địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ tây sang đông, cao nhất là 3,5m ở xã Hoàng Mô, vùng thấp từ 0,6 - 1,5m nằm rải rác ở các thôn ven sông. Địa hình phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Bình Liêu có độ cao trung bình gần 800 mét và được thiên nhiên ưu đãi về

khí hậu. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C với nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ

20-23oC và mùa đông từ 10-15oC. Nhiệt độ nóng nhất từ 37-390C (thường vào tháng

6 và tháng 8) và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 5-60C (thường vào tháng 1 và tháng

Số giờ nắng trung bình từ 1.600-2.000 giờ/năm, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.000 giờ. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600 - 1.700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8 [77].

Bên cạnh đó, Bình Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Bình Liêu chịu ảnh hưởng của 2 loại gió rõ rệt, gió đông bắc xuất hiện vào mùa đông và gió đông nam xuất hiện vào mùa hè. Ngoài ra, vào các tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam và Đông Nam.

4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Đất nông nghiệp tại huyện chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là các thửa ruộng canh tác chạy theo các ven sông, suối hoặc hình thành các thửa ruộng bậc thang trải dài theo thung lũng, sườn đồi. Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm..., huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê. Trồng rừng được coi là thế mạnh của huyện, các loài cây rất thích hợp với đất đai, khí hậu của khu vực như hồi, quế, trẩu, sở và một số cây ăn quả. Huyện cũng là địa phương duy nhất trong tỉnh đã nuôi thử nghiệm thành công cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) ở Sú Cáu, xã Húc Động, xã Đồng Văn. Đây là cơ sở để thu hút các dự án đầu tư phát triển trong tương lai [77].

- Tài nguyên nước

Bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều. Cụ thể như sau:

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi, ao, hồ và lượng mưa hàng năm. Nguồn nước chủ yếu được lấy từ các sông chính như sông Tiên Yên, sông Húc Động chảy ra. Ngoài nguồn nước mặt của các sông, Bình Liêu còn có các ao, hồ, đầm với trữ lượng nước khá lớn phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản và nhu cầu cung cấp nước tại chỗ. Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ, nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15 - 25m.

4.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện luôn duy trì ở mức khá, từ năm 2015 đến 2019 bình quân 05 năm đạt 11,15%/năm; đến 2019 đạt trên đạt 13%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ (số liệu tính đến hết năm

2015, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40,4%; công nghiệp 16,36%; dịch vụ 43,24%,).

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 25,5 triệu đồng (1.156 USD theo giá hiện hành), tăng 105,29% so với năm 2015, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 37,53 triệu đồng [22].

4.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội - Dân số

Tổng dân số của huyện năm 2019 là 31.320 người với mật độ dân số bình

quân 56 người/km2. Bình Liêu có năm dân tộc chủ yếu, trong đó, dân tộc Tày chiếm

55%, Dao chiếm 25,6%, Sán Chỉ chiếm 15,4%, Kinh chiếm 3,7%, Hoa chiếm 0,3%. Các dân tộc sống đan xen, song cũng có sự phân bố tương đối rõ nét: Dân tộc Tày đông nhất ở thị trấn và các xã vùng núi thấp như Tình Húc, Vô Ngại, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô; dân tộc Dao tập trung ở xã Đồng Văn, chiếm 78,55% dân số xã; dân tộc Sán Chỉ sinh sống tập trung ở xã Húc Động, chiếm 72,8% dân số xã. Bình Liêu là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất tỉnh và cũng thuộc nhóm huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước (96%) [76].

- Lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch

Người dân huyện Bình Liêu trước đây có thế mạnh về nghề thủ công như trồng dâu, nuôi tằm, dệt tơ lụa, vải bằng khung cửi và đặc biệt dệt được những tấm lụa tơ bằng nhiều loại hoa văn rất đẹp. Hiện nay, nghề truyền thống này không được phát huy, phát triển do sự tiện dụng của các sản phẩm may mặc hiện đại. Hiện tại, phụ nữ dân tộc Dao vẫn duy trì được nghệ thuật thêu trang phục và đây được coi là nét văn hóa truyền thống độc đáo có thể phát huy để phục vụ cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, người dân Bình Liêu hiện vẫn duy trì nghề truyền thống sản xuất miến dong, chế biến tinh dầu sở, nuôi ong mật, chưng cất rượu men lá,... Những sản

phẩm này đã được khôi phục, phát triển, trở thành sản phẩm hàng hóa, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa dùng, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Ngoài ra, người dân ở huyện Bình Liêu còn lưu giữ nhiều nét văn hoá của riêng mình như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, lễ hội Đình Lục Nà (từ 16-18 tháng Giêng âm lịch), lễ hội Ó Pò của người Tày, lễ hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ (vào dịp 16-3 âm lịch), lễ hội Khiêng Gió của người Dao (vào dịp 4- 4 âm lịch)...

Ngoài ra, Bình Liêu là địa phương có tiềm năng cho việc phát triển du lịch với 07 điểm du lịch gồm: Thác Khe Vằn, thác Khe Tiền, thác Sông Moóc, đình Lục Nà, chợ Trung tâm Bình Liêu, chợ Đồng Văn, mốc 1317, cửa khẩu Hoành Mô.… là những yếu tố thuận lợi để huyện Bình Liêu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch biên giới. Hơn nữa, Bình Liêu còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa trong đó có một số di tích đã được công nhận cấp tỉnh như Thác Khe Vằn, Đình Lục Nà, danh thắng ruộng bậc thang xã Lục Hồn, Khu du lịch huyện Bình Liêu được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh… cùng nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa truyền thống có giá trị khác [80].

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Liêu thôn mới tại huyện Bình Liêu

4.1.3.1. Thuận lợi

Những thuận lợi mà Bình Liêu có được khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế nhằm xây dựng NTM được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, Bình Liêu với tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên như vị trí địa

lý giáp cửa khẩu, khí hậu, địa hình khá phù hợp cho việc phát triển một số công nghiệp và cây lâm nghiệp cũng như chăn nuôi đại gia súc mang lại cho địa phương nguồn thu cao.

Thứ hai, Trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng tập trung đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn với trọng tâm là đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Do đó, huyện có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nhờ việc tận dụng chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Thứ ba, cửa khẩu Hoành Mô cùng với cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) được công nhận là cửa khẩu song phương mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biên mậu cũng như thúc đẩy sự phát triển du lịch nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và tang thu ngân sách.

Thứ tư, các nhà đầu tư đã quan tâm, tìm kiếm cơ hội để đầu tư phát triển kinh

tế lâm nghiệp, kinh tế biên mậu cũng như du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, đảng bộ, UBND huyện xây dựng nhiều chính sách với quyết tâm phát huy những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.

4.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi được phân tích ở trên, Bình Liêu hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới như sau:

Thứ nhất, do điều kiện vị trí địa lý và địa hình làm cho mật độ dân cư thưa,

không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, trình độ dân trí của người dân không đồng đều, trình độ, năng lực

của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, nhận thức của một số bộ phận công chức và người dân còn chậm thay đổi dẫn đến việc triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn.

Thứ ba, tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh cũng như

khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn của địa phương còn lớn làm cho việc nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua còn gặp nhiều hạn chế.

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện BìnhLiêu, tỉnh Quảng Ninh Liêu, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới

Xác định công tác xây dựng quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện nên huyện đã tập trung chỉ đạo đồng loạt các xã tiến hành xây dựng quy hoạch nông thôn mới với phương châm ý tưởng quy hoạch là của cấp ủy và chính quyền xã, cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn quy hoạch giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã sớm cụ thể hóa các

nội dung quy hoạch nông thôn mới như ban hành đề cương, định mức, tổ chức các cuộc họp với các đơn vị tư vấn, ban chỉ đạo huyện để triển khai công tác quy hoạch. Kết quả là huyện Bình Liêu đã hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã vào năm 2019 để phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, có 06/06 xã phù hợp với Bộ tiêu chí, đồng thời ban hành Quy chế quản lý quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn các xã.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tiền đề quan trọng có quan hệ trực tiếp và lâu dài tới phân phối và sử dụng các nguồn lực của từng địa phương, do đó được xây dựng lồng ghép với quy hoạch nông thôn mới. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ và khoa học những yếu tố và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh, làm rõ những cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từ đó đưa ra những phương án phát triển, xác định những khâu đột phá, đồng thời, nêu ra các chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch. Quy hoạch được xây dựng với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế huyện Bình Liêu phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế đảm bảo sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, tăng trưởng bền vững và giải quyết được các vấn đề xã hội đặt ra với mục tiêu phấn đấu tăng trưởng bền vững, đạt 13,9%/năm. Đồng thời, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung đến năm 2020.[26]

Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.1. Kết quả quy hoạch phát triển kinh tế theo tiêu chí nông thôn mới

STT Nội dung quy hoạch Số xã thực hiện

1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát

triển sản xuất NNHH, CN, TTCN và dịch vụ 05/06

2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường 05/06

3

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

04/06

Đối với quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu, đa phần các xã đều tiến hành xây dựng theo phương châm phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn và Ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã. Cùng với đó, trong quá trình thực hiện lấy ý kiến của cán bộ, nhân dân trong xã và Sở Xây dựng trước khi trình UBND huyện phê duyệt. Do vậy, đa phần các xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã.

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường và quy hoạch phát triển khu dân cư mới cũng được các xã quan tâm chỉ đạo thực hiện, hiện chỉ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w