Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

5. Bố cục của luận án

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế trong xây dựng nông

thôn mới tại huyện Bình Liêu

4.1.3.1. Thuận lợi

Những thuận lợi mà Bình Liêu có được khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế nhằm xây dựng NTM được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, Bình Liêu với tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên như vị trí địa

lý giáp cửa khẩu, khí hậu, địa hình khá phù hợp cho việc phát triển một số công nghiệp và cây lâm nghiệp cũng như chăn nuôi đại gia súc mang lại cho địa phương nguồn thu cao.

Thứ hai, Trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng tập trung đầu tư phát

triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn với trọng tâm là đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất. Do đó, huyện có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nhờ việc tận dụng chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Thứ ba, cửa khẩu Hoành Mô cùng với cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) được công nhận là cửa khẩu song phương mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế biên mậu cũng như thúc đẩy sự phát triển du lịch nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và tang thu ngân sách.

Thứ tư, các nhà đầu tư đã quan tâm, tìm kiếm cơ hội để đầu tư phát triển kinh

tế lâm nghiệp, kinh tế biên mậu cũng như du lịch trên địa bàn. Bên cạnh đó, đảng bộ, UBND huyện xây dựng nhiều chính sách với quyết tâm phát huy những tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới.

4.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi được phân tích ở trên, Bình Liêu hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới như sau:

Thứ nhất, do điều kiện vị trí địa lý và địa hình làm cho mật độ dân cư thưa,

không tập trung, các điểm dân cư cách xa nhau và xa trung tâm nên khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, trình độ dân trí của người dân không đồng đều, trình độ, năng lực

của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, nhận thức của một số bộ phận công chức và người dân còn chậm thay đổi dẫn đến việc triển khai và tổ chức thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn.

Thứ ba, tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh cũng như

khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn của địa phương còn lớn làm cho việc nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm qua còn gặp nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w