Khái niệm về cạnh tranh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận án

2.1.3. Khái niệm về cạnh tranh

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trƣờng góp phần thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng trong cân bằng và hài hòa các yếu tố xã hội. Đến nay, có khá nhiều cách tiếp cận về cạnh tranh và tồn tại khá nhiều khái niệm trong hệ thống lý thuyết cạnh tranh. Trong các lý thuyết về cạnh tranh có thể chia thành hai trƣờng phái: cổ điển và hiện đại.

Theo các nhà nghiên cứu kinh tế thuộc trƣờng phái cổ điển, cạnh tranh đƣợc coi là “một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng”. Trong đó, quá trình này tạo ra một phạm vi hoạt động nhất định cho mỗi thành viên và mang lại một phần lợi ích xứng đáng dựa vào khả năng của họ. Là một học giả kinh tế chính trị đại diện cho trƣờng phái cổ điển, ngƣời đầu tiên hoàn chỉnh hệ thống hoá lý thuyết, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học - với các công trình nghiên cứu của mình, Adam Smith ủng hộ cho sự tự do cạnh tranh bởi quá trình này có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn các hoạt động của nền kinh tế, nâng cao khả năng của ngƣời lao động cũng nhƣ điều tiết các yếu tố tƣ bản một cách hợp lý. Với lý thuyết “bàn tay vô hình” thể hiện tƣ tƣởng cạnh tranh và tự do kinh tế của ông

42

nhằm mục tiêu phản đối sự can thiệp của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, dù nhận thấy cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ này, nhƣng cũng chƣa có một khái niệm rõ ràng về cạnh tranh.

Đối với trƣờng phái hiện đại với đại diện là C. Marx thì khái niệm về cạnh tranh đã r ràng hơn. Trong bộ “Tƣ bản”, ông đã phân tích kỹ về chủ nghĩa tƣ bản và sự cách mạng hoá không ngừng từ bên trong của các doanh nghiệp [38]. Cuốn sách đề cập đến cạnh tranh giữa những ngƣời sản xuất trên ba phƣơng diện: cạnh tranh giá thành, cạnh tranh chất lƣợng, cạnh tranh giữa các ngành và sự tác động tới ngƣời tiêu dùng. Michel Porter - chuyên gia hàng đầu về chiến lƣợc và chính sách cạnh tranh đồng thời là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia đƣa ra khái niệm về cạnh tranh một cách khá toàn diện [56], bàn đến luận điểm kinh tế về cạnh tranh, ông cho rằng: “Cạnh tranh là khác biệt và chất lƣợng” (Michel Porter, 2008). Theo nhà kinh tế học P. Samuelson cạnh tranh là “sự tranh giành thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp” [113].

Cạnh tranh đƣợc phân tích dƣới nhiều cấp độ khác nhau nhƣ cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các sản phẩm. Dù có tiếp cận ở bất kỳ góc độ nào thì cạnh tranh luôn có những đặc trƣng cơ bản sau:

(i) Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể. Cạnh tranh chỉ xảy ra khi có nhiều chủ thể cùng tham gia vào một hoạt động kinh tế.

(ii) Cạnh tranh là một quá trình tất yếu của hoạt động kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế và nâng cao hiệu quả.

(iii) Các hoạt động cạnh tranh diễn ra trong một bối cảnh cụ thể với một số ràng buộc về luật pháp, cam kết,... mà các chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện. (iv) Ngày nay, trong xu thế của cạnh tranh hiện đại là chuyển từ đối đầu sang việc tạo sự khác biệt. Theo đó, dẫn đến việc cạnh tranh đối đầu trong ngắn hạn có thể làm giảm nguồn lực và tạo ra cơ hội cho các đối thủ khác. Để giải quyết tình hình này, các chủ thể cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau tạo ra sự khác biệt đƣợc thị trƣờng chấp nhận nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. (v) Trong một thời gian nhất định, các chủ thể tham gia cạnh tranh nhằm hƣớng tới cùng một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn là tìm kiếm hoặc tối ƣu hóa lợi ích trong ngắn hoặc dài hạn.

43

Đến nay, các nhà khoa học dƣờng nhƣ chƣa thể thống nhất đƣợc khái niệm về cạnh tranh. Là một hiện tƣợng xã hội của nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trƣờng, du lịch không là ngoại lệ. Đây cũng là một hình thức kinh doanh diễn ra cạnh tranh nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận và quảng bá đƣợc hình ảnh của điểm đến du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)