Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 130 - 131)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Xu hƣớng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế vẫn sẽ là xu hƣớng chủ đạo và chi phối các quá trình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống gia tăng cả ở cấp độ và quy mô. Nhiều quốc gia bƣớc vào khủng hoảng trong tình trạng tài khoá bấp bênh và ít có khả năng đƣa ra các phản ứng chính sách mạnh liên quan đến chăm sóc sức khoẻ hoặc hỗ trợ sinh kế, du lịch phát triển trong tình hình nhiều thuận lợi cũng nhƣ khó khăn đan xen. Thách thức từ biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu không chỉ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội mà còn đến phát triển du lịch, nhất là ở các quốc gia đang phát triển du lịch dựa chủ yếu vào lợi thế tự nhiên. Khi môi trƣờng tự nhiên bị xuống cấp, điểm đến không an toàn, chất lƣợng dịch vụ không đảm bảo… sẽ dần mất khả năng thu hút du khách, mất nguồn thu, kéo theo nhiều khó khăn, hệ luỵ ảnh hƣởng đến các ngành nghề khác.

Thế giới bƣớc vào giai đoạn phát triển mới với đặc trƣng là kỷ nguyên số, tăng trƣởng xanh, nhất là cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới, nó có thể gây ra sự bất bình đẳng và phá vỡ cấu trúc của thị trƣờng lao động. Công nghệ hiện đại tạo cơ hội tối ƣu hoá hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thƣơng mại điện tử, đồng thời, tạo ra nhiều SPDL hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao NLCT và xây dựng thƣơng hiệu du lịch. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cƣờng, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… và sử dụng các thiết bị hiện đại, thông tin dữ liệu toàn cầu

120

giúp cho sự kết nối tƣơng tác giữa doanh nghiệp du lịch và du khách. Gia tăng tiện ích cho du khách cũng chính là cơ hội kích cầu du lịch hiệu quả [148].

Đại dịch Covid – 19 đã khiến cho bức tranh kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, hoạt động du lịch không là ngoại lệ. Tƣơng lai của thế giới vẫn còn khó dự đoán nhƣng du lịch đƣợc xem là ngành có khả năng phục hồi sớm hơn so với các ngành kinh tế, dịch vụ khác, có thể trở lại khi các yếu tố về dịch bệnh dần đƣợc kiểm soát. Các loại hình du lịch sẽ có những biến động do sự tăng lên về nhận thức, trình độ của du khách, các hình thức du lịch phổ thông có ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái và thiếu bền vững sẽ ít đƣợc quan tâm hơn.

Theo UNWTO, thị trƣờng du lịch thế giới thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh mẽ… Khách du lịch đi với mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí chiếm 54% tổng lƣợng khách du lịch quốc tế; với mục đích thăm hỏi, sức khỏe và tôn giáo chiếm khoảng 31%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Trong đó, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hƣớng tới những giá trị mới đều bị hấp dẫn bởi giá trị văn hoá truyền thống, giá trị về tự nhiên, giá trị sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ cao [149]…

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)