Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 72 - 73)

2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

2.4.3. Sản phẩm, thị trường và thương hiệu du lịch

Đây là tiêu chí quan trọng - yếu tố nền tảng trong đánh gía NLCT điểm đến du lịch ở cấp độ địa phƣơng, nhằm trả lời cho câu hỏi điểm đến có khả năng đƣa ra SPDL một cách đa dạng, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch cung cấp, nhất là SPDL đặc thù tạo nên sự khác biệt không. Trong đó:

(i) Sản phẩm du lịch: càng phong phú thì du khách càng có thêm nhiều trải nghiệm. Tuy nhiên, các trải nghiệm đƣợc tạo ra không chỉ bằng số lƣợng các SPDL mà còn phải bằng chất lƣợng và sự khác biệt (Dwyer và Kim, 2003). Do đó, việc chú trọng đầu tƣ vào các SPDL đặc thù, SPDL đa dạng với các loại hình du lịch nhƣ tham quan, sinh thái, văn hóa,… mang tính độc đáo, nổi bật là điều vô cùng cần thiết của các điểm đến du lịch. Thực tế cho thấy do tài nguyên du lịch tại mỗi điểm đến thƣờng rất đa dạng và phong phú, vì thế tính phong phú của SPDL thƣờng không đƣợc xem là yếu tố quyết định đến NLCT của điểm đến. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng SPDL đặc thù chính là tạo ra sự khác biệt là yếu tố quan trọng để thu hút khách, qua đó góp phần nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến (Phạm Trung Lƣơng, 2016). Bên cạnh đó chất lƣợng SPDL, mà trực tiếp là dịch vụ du lịch phải đƣợc quản lý theo các tiêu chuẩn cao (quốc gia và quốc tế) sẽ làm sâu sắc hơn tính hấp dẫn của SPDL tham gia vào việc nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến.

62

(ii) Thị trường du lịch: là phạm trù cơ bản của kinh doanh sản phẩm hàng hóa du lịch, là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế của cả du khách và ngƣời kinh doanh phát sinh trong quá trình trao đổi. Theo đó, các tiêu chí đánh giá về thị trƣờng du lịch - một ngành kinh doanh tổng hợp gồm nhiều bộ phận cấu thành nhằm trả lời cho câu hỏi thị trƣờng có phù hợp, du khách có khả năng chi trả cao và lƣu trú dài ngày không?. Điều này đƣợc hiểu là vào một thời gian nhất định, thời điểm nhất định tồn tại ngƣời mua hiện thực và ngƣời mua tiềm năng có khả năng mua sản phẩm hàng hóa du lịch (M. Potter, 1990). Có 2 loại thị trƣờng du lịch là thị trƣờng du lịch quốc tế và thị trƣờng du lịch nội địa. Trong đó, thị trƣờng du lịch quốc tế là thị trƣờng mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Quan hệ tiền - hàng đƣợc hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia. Thị trƣờng nội địa là thị trƣờng mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia.

(iii) Hình ảnh và thương hiệu điểm đến du lịch: Tiêu chí đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với du khách trong quá trình ra quyết định lựa chọn một địa điểm cho chuyến du lịch. Những kiến thức về điểm đến dựa trên thông tin tìm hiểu hoặc nhận xét từ ngƣời khác sẽ giúp du khách định hình nhận thức cá nhân về hình ảnh của điểm đến và từ đó, du khách sẽ lựa chọn địa điểm phù hợp với sở thích, nhu cầu, mục tiêu của họ trong chuyến đi. Hình ảnh và thƣơng hiệu điểm đến còn là tài nguyên du lịch vô hình, đƣợc hình thành do nhận thức chủ quan (tốt, xấu, đắt tiền, kỳ lạ, an toàn,…) thông qua đó, du khách có thể thấy đƣợc khả năng cạnh tranh du lịch của một điểm đến cụ thể (Ritchie và Crouch, 2003; Dwyer và Kim, 2003).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)