2 PCI là kết quả của dự án hợp tác giữa Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
2.5.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Du lịch của Thái Lan nổi tiếng với sự phục vụ chuyên nghiệp cùng sự đa dạng về các dịch vụ du lịch. Theo số liệu thống kê, trong 10 năm trở lại đây, du lịch Thái Lan đã liên tục tăng trƣởng với tốc độ 30-40%/ năm bất chấp những bất ổn về chính trị, thiên tai… Để nâng cao NLCT điểm đến du lịch, Thái Lan đã tận dụng tối đa tiềm lực của mình trong việc xây dựng bao gồm: (i) Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là xây dựng và thƣờng xuyên bảo trì hệ thống tàu điện trên không Skyrail nhằm giảm thiểu tắc đƣờng, tạo thuận lợi cho việc đi lại trong thành phố cũng nhƣ giúp Bangkok trở nên hiện đại và thu hút đƣợc nhiều du khách. (ii) Hƣớng tới việc phát triển du lịch mang tầm quốc tế: ngƣời dân ở quốc gia này đều có khả năng sử dụng tiếng anh một cách thành thạo và tại hầu hết các điểm đến du lịch đều có bảng hƣớng dẫn bằng tiếng anh. (iii) Phát triển du lịch đƣờng sông: Bangkok trở thành nơi giao thƣơng, buôn bán sầm uất nhất nhì quốc gia này nhờ khả năng tận dụng tốt nguồn tài nguyên sông nƣớc của mình, với việc tổ chức nhiều tour du lịch khám phá thành phố trên sông Chao Phraya. (iv) Quảng bá hình ảnh đất nƣớcthông qua các phƣơng tiện truyền thông quốc tế một cách thƣờng xuyên và kết hợp với những chiến dịch quảng cáo dựa trên sự khai thác các giá trị độc đáo của SPDL (ví dụ nhƣ đảo Jamesbond đã xuất hiện trong các bộ phim Hollywood; các nông trại hạt điều, nuôi ong lấy mật,…); tạo dựng và khai thác triệt để mô hình kinh
66
tế đêm, gắn với đặc trƣng về văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực đã khiến cho Thái Lan trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế nhiều nhất khu vực, hƣởng lợi nguồn thu khổng lồ này. Ngoài ra, với nền văn hóa ẩm thực đƣờng phố lâu đời và có tiếng cùng với sự đa dạng của những thức ăn tƣơi ngon đƣợc bày bán trên khắp đƣờng phố là một trong những chính sách thu hút du khách. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục giúp ngƣời dân nhận thức rõ về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, cùng với sự hiếu khách của ngƣời dân bản địa đối với du khách, vì thế, đây là một trong những nguyên nhân thu hút đông đảo du khách đến với xứ sở chùa Vàng.
Vấn đề đảm bảo môi trƣờng du lịch cũng đƣợc đặc biệt quan tâm, trong “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc giai đoạn 1997-2003” Thái Lan đã xác định: “Du lịch là thúc đẩy việc bảo tồn và phục hồi các nguồn tài nguyên về du lịch, văn hoá, nghệ thuật và môi trƣờng bằng cách chuyển hướng ưu tiên sang chất lượng phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng lƣợng khách du lịch trong một thời gian dài, đồng thời duy trì bản sắc và di sản của đất nƣớc". Theo đó, tập trung vào một số hƣớng nhƣ: i) phát triển các điểm đến du lịch chất lƣợng cao; ii) nâng cao chất lƣợng dịch vụ và iii) nâng cao chất lƣợng về môi trƣờng, trong đó các lĩnh vực cần quan tâm là: Bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên trên toàn đất nƣớc; Bảo tồn văn hoá và truyền thống Thái; Hƣớng tới môi trƣờng không bị ô nhiễm; Đảm bảo an toàn, an ninh; Đạt tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế; Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trọng điểm với quan điểm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu bằng các thiết bị hiện đại; Thiết lập các hệ thống thông tin có sự liên kết; Có mạng lƣới viễn thông toàn cầu tại các thành phố chính; Nâng mức sống ngƣời dân tham gia du lịch, đặc biệt là các cộng đồng ở nông thôn Thái Lan. Đến nay, về cơ bản chiến lƣợc phát triển du lịch, nâng cao NLCT điểm đến du lịch của Thái Lan vẫn đang phát huy hiệu quả.
67
Myanmar đang nổi lên nhƣ một điểm sáng mới thu hút nhiều du khách đến tham quan và nghỉ dƣỡng. Với lợi thế có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách ƣu tiên cho phát triển du lịch… đã giúp cho du lịch quốc tế của Myanmar ngày càng khởi sắc và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Tháng 4/2014, Ủy ban trung tâm phát triển du lịch ra đời với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cũng nhƣ phối kết hợp với các bộ ban ngành để hỗ trợ phát triển du lịch. Đồng thời, Liên đoàn Du lịch Myanmar (MTF) đƣợc thành lập đã đẩy mạnh việc xúc tiến du lịch thông qua việc quảng bá hình ảnh các điểm đến, các chiến dịch hỗ trợ phát triển du lịch bền vững cũng nhƣ thu hút nhà đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Ngoài ra, các nhóm hoạt động về du lịch và lữ hành trực thuộc Diễn đàn kinh doanh Myanmar đã đề xuất với Chính phủ về việc cấp phép, thị thực, phát triển nguồn nhân lực, tài chính và quảng bá hình ảnh [111, tr.12].