Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 131 - 133)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Tình hình chính trị, xã hội đất nƣớc tiếp tục ổn định, kinh tế vĩ mô phát triển; uy tín và vị thế chính trị, ngoại giao quốc tế của Việt Nam ngày đƣợc nâng cao; Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng; Tham gia và thực thi 17 hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), bao gồm các FTA thế hệ mới, thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong gia tăng mức độ và hiệu quả hội nhập kinh tế, đa dạng hoá đối tác kinh tế cũng nhƣ động lực thúc đẩy tăng trƣởng xanh và phát triển bền vững. Điều này mở ra nhiều cơ hội và tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế, trong đó có du lịch Hải Dƣơng.

Xác định vai trò quan trọng của ngành du lịch trong bối cảnh mới, Đảng, Nhà nƣớc ta có nhiều chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

121

[3]. Mục tiêu trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 là đƣa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác, phấn đấu năm 2025 đón 35 triệu lƣợt khách quốc tế, tổng doanh thu 1.700-1.800 tỷ đồng, đóng góp 12-14% GDP. CMCN 4.0 và chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đòi hỏi phải xác định hƣớng đi và giải pháp phù hợp để tận dụng sức mạnh của số hoá và công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch. Thách thức với ngành du lịch Việt Nam gồm: i) Thích ứng kịp thời với sự thay đổi hành vi của khách du lịch; ii) Giảm tập trung khách du lịch tại các trung tâm thông qua thông tin và tạo thuận lợi cho khách du lịch đến các điểm phụ cận; iii) Tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại điểm đến ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cƣờng; iv) Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; v) Cung cấp thông tin và tƣơng tác hiệu quả giữa khách du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch và các cơ quan quản lý [78]. Mặt khác, nó tác động mạnh đến SPDL và cách thức vận hành nội tại của các cơ sở dịch vụ du lịch, trong khi điều kiện thực hiện chuyển đổi kinh tế số nhƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, mức độ thích ứng của ngƣời dân, phƣơng thức thanh toán kỹ thuật số, tiến độ hấp thụ công nghệ, vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, năng lực cạnh tranh, nhân lực du lịch trình độ cao còn hạn chế.

Suy thoái toàn cầu dƣới tác động của đại dịch Covid - 19 ảnh hƣởng đáng kể đến khu vực du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vận tải hàng không… chịu tác động đầu tiên, kéo dài và thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2020 du lịch Việt Nam không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lƣợt khách quốc tế. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến nƣớc ta ƣớc tính đạt 81 nghìn lƣợt ngƣời, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trƣớc - đây đƣợc coi là vấn đề rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, du lịch quốc tế bắt đầu mở cửa trở lại với Chiến dịch “Hộ chiếu vắc xin”“Combo du lịch vắc xin” (tiêm phòng vắc xin, điều kiện cách li…) đƣợc áp dụng ở một số quốc gia. Dự báo, các luồng khách du lịch quốc tế đi lại trên thế giới dần đƣợc phục hồi. Giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo, khi đại dịch Covid-19 cơ bản đƣợc đẩy lùi thì du lịch quốc tế sẽ “bùng nổ” và tăng trƣởng mạnh trở lại. Mặc dù có

122

nhiều yếu tố thuận lợi để thúc đẩy du lịch nội địa trong thời gian tới, nhƣng theo các chuyên gia UNWTO, phần lớn các điểm đến nội địa chỉ giúp phục hồi phần nào ngành du lịch, bởi không thể bù đắp đƣợc sự sụt giảm của du lịch quốc tế. Đặc biệt, đối với những điểm đến phụ thuộc chủ yếu vào du lịch quốc tế thì thị trƣờng du lịch nội địa không thể giúp phục hồi ngành du lịch. Ngoài ra, ở một số quốc gia, du lịch nội địa vẫn bị gián đoạn nghiêm trọng do lệnh giãn cách xã hội ở trong nƣớc [154].

Cạnh tranh diễn ra gay gắt dƣới các hình thức khác nhau, trong khi sức cạnh tranh của các SPDL Việt Nam không cao, chƣa tạo đƣợc điểm nhấn và thiếu sự hấp dẫn, sản phẩm còn đơn điệu. Chất lƣợng nguồn lực du lịch chƣa đáp ứng nhu cầu hội nhập. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn bất cập, chƣa theo kịp các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Xét từ khía cạnh phát triển bền vững, với tốc độ phát triển du lịch nhƣ giai đoạn trƣớc năm 2020 có thể mang lại những lợi ích trƣớc mắt về kinh tế, nhƣng kèm theo nó là nhiều bất cập.

Xu hƣớng du lịch cộng đồng hƣớng tới những trải nghiệm chân thực, trách nhiệm và bền vững sẽ ngày càng đƣợc quan tâm. Du khách, nhất là du khách có thu nhập và mức chi tiêu cao sẽ ƣu tiên lựa chọn các SPDL sinh thái, các điểm đến du lịch “xanh” gần gũi với thiên nhiên, văn hoá có tính bền vững cao đặt ra các yêu cầu về bảo đảm an toàn sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch; SPDL có chất lƣợng cao ở các không gian mở, biệt lập gia tăng; các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch đƣợc xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thể thay đổi linh hoạt... Điều này, đồng nghĩa với việc xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động du lịch ngoài trời và dựa vào thiên nhiên, trong đó du lịch nội địa (stay cation) đƣợc kỳ vọng sẽ phổ biến hơn và đƣợc xem là trụ cột cho tăng trƣởng của các quốc gia.

Trƣớc tình hình đó, các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cũng đã đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có nhiều biến động. Theo đó, năm 2025 cả nƣớc dự kiến sẽ đón đƣợc 20 triệu lƣợt khách quốc tế, đến năm 2030 đạt 35 triệu lƣợt.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)