Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 56)

7. Kết cấu của luận án

2.1.4. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Đến nay, tiếp cận từ các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về NLCT và xây dựng hệ thống lý luận về NLCT. M. Porter đã đƣa ra quan niệm khá toàn diện về lợi thế cạnh tranh của một quốc gia, địa phƣơng hoặc các yếu tố quyết định đến NLCT của một quốc gia, địa phƣơng trong một ngành nhất định. Theo ông có 4 yếu tố, đó là: (i) Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; (ii) Điều kiện về cầu; (iii) Các ngành hỗ trợ và có liên quan; (iv) Chiến lƣợc cơ cấu và cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia, một địa phƣơng trong ngành. Mặc dù công trình không đi sâu vào lĩnh vực dịch vụ du lịch nhƣng lý thuyết cạnh tranh của M. Porter đã đƣợc sử dụng trong việc nghiên cứu NLCT của ngành du lịch [121].

Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ đƣợc xây dựng trên cở sở tổng hợp nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ở các cấp độ nhƣ NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp ngành, NLCT cấp doanh nghiệp,… Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì NLCT là “Khả năng của các công ty, các ngành, vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn, trong điều kiện cạnh tranh kinh tế và trên cơ sở bền vững” [119].

Theo Từ điển kinh tế học “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành đƣợc thị phần lớn trƣớc đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”[43, tr.355].

Từ điển Bách khoa Việt Nam, NLCT đƣợc định nghĩa là “Khả năng của một mặt hàng, đơn vị kinh doanh hoặc một quốc gia giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng tiêu thụ” [26, tr.41].

44

Nghiên cứu về đánh giá NLCT cấp tỉnh đã có một số nghiên cứu đề cập, từ điều chỉnh khung phân tích NLCT quốc gia của M. Porter (1990, 1998, 2008), TS. Vũ Thành Tự Anh (2019) cho rằng, theo M. Porter (2008) có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm: (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô. Khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất (productivity), trong đó năng suất đƣợc đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu ngƣời đồng thời là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn. Để tăng trƣởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải đƣợc liên tục nâng cấp. Năng suất sử dụng các nguồn lực bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác đóng vai trò trung tâm, một mặt, vì nó là thƣớc đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác, nó là nhân tố quyết định sự thịnh vƣợng của địa phƣơng (năng suất cao hay thấp) thậm chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào [2, tr. 4]. Nhóm nhân tố “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng”1 (hình 2.1) bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp. Môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp là tổng hoà các yếu tố có ảnh hƣởng lên các doanh nghiệp từ cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm: (i) chất lƣợng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục y tế; và (ii) các thể chế, chính sách kinh tế nhƣ chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách kinh tế cũng tác động lên NLCT ở cấp độ địa phƣơng. Vì lẽ đó mà các chính sách phát triển kinh tế của địa phƣơng nói chung thƣờng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp… Mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất và do vậy, NLCT có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp [2, tr. 4].

1

Trong mô hình của M. Porter, nhóm nhân tố này đƣợc gọi là “NLCT vĩ mô”. Tuy nhiên, theo TS Vũ Thành Tự Anh, vì đối tƣợng nghiên cứu của Báo cáo này là tỉnh/thành phố nên tên gọi của nhóm nhân tố này đƣợc đổi lại cho phù hợp.

45

Ở Việt Nam, khi tiến hành đánh giá NLCT cấp tỉnh, ngƣời ta thƣờng dùng Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI - Provincial Competitiveness Index)2. Đây là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lƣợng điều hành kinh tế và xây dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển DN và dân doanh. Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ và đƣa ra 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lƣợng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Chỉ số này bao gồm: (i) Chi phí gia nhập thị trƣờng; (ii) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (iii) Tính minh bạch; (iv) Chi phí thời gian; (v) Chi phí không chính thức; (vi) Tính năng động; (vii) Cạnh tranh bình đẳng; (viii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (ix) Đào tạo lao động; (x) Thiết chế pháp lý [48].

Hình 2.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phƣơng

Nguồn: [2, tr. 2] Nhƣ vậy, có thể hiểu năng lực cạnh tranh là một khái niệm rộng và mang nhiều hàm nghĩa khác nhau dựa vào đối tƣợng và mục tiêu sử dụng. Có thể hiểu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)