Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 144 - 146)

Bảng 3.2: Thu nhập từ du lịch tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2016-

4.3.3. Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ải Dương

134

a) Mục đích: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, gắn cơ chế với chính sách phát triển du lịch nhằm kiểm soát các hoạt động dịch vụ du lịch cơ bản góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng trong bối cảnh mới.

b) Giải pháp

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá và ban hành các chính sách phát triển du lịch với tầm nhìn, môi trƣờng kinh doanh, các quan hệ liên kết hợp tác, cũng nhƣ thƣơng hiệu và hình ảnh điểm đến du lịch trên địa bàn phù hợp trong bối cảnh mới, trên cơ sở các luật và văn bản liên quan đến hoạt động du lịch, có cơ chế hỗ trợ hiệu quả các lĩnh vực liên quan với đặc thù của địa phƣơng trong thu hút đầu tƣ, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch… góp phần ổn định lâu dài đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đề án, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trong từng giai đoạn 2021-2025, 2025-2030 trên địa bàn một cách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý điểm đến du lịch. Theo đó, cần định hƣớng phát triển du lịch chất lƣợng cao với các SPDL đặc thù, kinh doanh đảm bảo chất lƣợng, gia tăng trải nghiệm khách hàng và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng góp phần nâng cao NLCT điểm đến du lịch Hải Dƣơng.

Nghiên cứu xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, sự phối kết hợp của các đối tƣợng và các chủ thể liên quan, tập trung đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và xã hội hóa hoạt động du lịch[148], trƣớc mắt chú trọng đến phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới. Triển khai nghiên cứu về tài nguyên du lịch văn hóa, về quan hệ và tác động giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch, di sản và lễ hội, các chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch… Đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch theo các qui định của quốc tế và trong nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao NLCT điểm đến du lịch theo hƣớng phát triển bền vững.

Chú trọng hợp tác công tƣ, nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể mang tính đặc thù của địa phƣơng, tạo cơ chế thông thoáng, đơn giản hóa các

135

thủ tục hành chính đi kèm với các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ, hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch trong việc nâng cao NLCT điểm đến du lịch trên địa bàn, ví dụ nhƣ miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí môi trƣờng cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lƣu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ… hoặc giảm phí các điểm tham quan từ 30% - 50%, trợ giá cho du khách… ngay sau đại dịch Covid -19 và hoạt động du lịch trong trạng thái “bình thƣờng mới”…

Nghiên cứu đề xuất Chƣơng trình tổng thể về quản lý chất lƣợng dựa trên cơ sở áp dụng các tiêu chí cùng các biện pháp (đầu tƣ xây dựng bộ nhận diện với logo và hoạt động truyền thông) thúc đẩy các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện và đƣợc hƣởng các quyền lợi khi tham gia. Trong đó, cần chỉ ra lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về quản lý chất lƣợng, truyền thông cho công tác quản lý chất lƣợng cũng nhƣ DN đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Tăng cƣờng hệ thống quản lý chất lƣợng SPDL, gắn nhãn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Nâng cao năng lực QLNN về quản lý chất lƣợng SPDL, xây dựng bộ máy quản lý chất lƣợng dịch vụ du lịch với việc thành lập bộ phận chuyên trách gồm những cán bộ có năng lực, trực tiếp quản lý chất lƣợng SPDL.

Cần thiết hoàn thiện các công cụ quản trị điểm đến du lịch một cách chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng SPDL, hình ảnh du lịch nhằm tạo tính chuyên nghiệp, thống nhất và cạnh tranh cho SPDL, hƣớng dẫn và kiểm soát đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: Trường hợp tỉnh Hải Dương (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)