Chi NSNN là công cụ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh tế – xã hội của nhà nước để bổ sung thêm, các nhân tố về lực lượng sản xuất, khả năng tích luỹ của nền kinh tế, để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, đáp ứng các nhu cầu phát triển của dịch vụ xã hội; y tế, văn hoá, giáo dục... Mỗi chế độ, chi NSNN có những nội dung, cơ cấu khác nhau. Song nhìn chung chi NSNN đều có những đặc điểm sau đây:
Một là, chi NSNN gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, chi NSNN mang tính pháp lý cao, cơ cấu nội dung và mức độ các khoản chi NSNN do Quốc hội quy định.
Ba là, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô và
mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...
Bốn là, chi NSNN là hình thức cấp phát trực tiếp của nhà nước vào các
lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội và không hoàn trả.
Năm là, mọi hoạt động thu, chi NSNN đều được thực hiện thông qua hệ thống KBNN.
1.2.2.3.Hình thức chi trả các khoản chi từ NSNN:Bao gồm:
- Chi trả theo hình thức rút dự toán. - Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền.
Trong khuôn khổ đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu các rủi ro và quá trình quản lý rủi ro đối với nội dung chi trả theo hỉnh thức rút dự toán của các đơn vị có quan hệ giao dịch với KBNN, cụ thể: Cơ quan hành chính nhà nước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên và đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.