Đặc điểm rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý rủi RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước đà NẴNG (Trang 35 - 38)

Rủi ro trong hoạt động KSC NSNN qua KBNN rất đa dạng và phức tạp. Những nguy cơ rủi ro mới luôn xuất hiện, đặc biệt khi hoạt động kiểm soát chi có sự thay đổi nào đó về cơ chế kiểm soát, hay tổ chức bộ máy, hay quy trình nghiệp vụ… Nhìn chung, rủi ro trong hoạt động KSC NSNN qua KBNN có những đặc điểm cơ bản sau:

nghiệp vụ KSC có thể xảy ra nhiều loại rủi ro với nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Rủi ro trong KSC NSNN phần lớn là rủi ro tác nghiệp, mang tính chủ quan do yếu tố con người, rất nhiều rủi ro khả năng xảy ra cao, thường xuyên,tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thấp và không gây tổn thất tài chính;

- Rủi ro trong KSC NSNN thường xuất phát từ hành vi gian lận và sai sót; nó có tính tiêu cực, gây ra những sự cố, tổn thất. Vì vậy công tác xử lý rủi ro chủ yếu là né tránh, phòng ngừa mà không thể bảo hiểm hay chuyển dịch rủi ro;

- Các rủi ro gây ra tổn thất về tài chính nghiêm trọng đều có nguyên nhân chủ quan từ hành vi gian lận, mức độ thiệt hại tổn thất hoàn toàn có thể đo lường được;

- Phần lớn các rủi ro trong KSC NSNN đều xác định trước được nguyên nhân vì vậy có thể phòng ngừa và triệt tiêu nếu thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa.

1.3.2.Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Quản lý rủi ro là việc thiết lập các giới hạn an toàn trong các hoạt động cụ thể trên cơ sở sử dụng các công cụ nghiệp vụ nhằm nhận diện, phát hiện, đo lường mức độ ảnh hưởng của các dạng rủi ro, thông qua đó thực hiện các hoạt động phòng ngừa rủi ro, các biện pháp khắc phục khi có rủi ro phát sinh.

Hoạt động quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN bao gồm hệ thống các công cụ để quản lý rủi ro sau đây:

(1) Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro

Bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong KSC NSNN là tổ chức bộ máy vận hành thông suốt và hoạt động theo thứ bậc hành chính, trong đó người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện quản lý rủi ro KSC NSNN chính là Tổng Giám đốc KBNN (đối với KBNN Trung ương), Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc KBNN cấp

huyện. Bộ máy hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Bộ máy giúp việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro trong KSC NSNN là các đơn vị, các phòng, bộ phận, công chức thuộc KBNN các cấp có liên quan đến lĩnh vực KSC NSNN.

(2) Quy trình QLRR

Quy trình QLRR trong KSC NSNN được xây dựng và thực hiện theo 04 bước cơ bản:

- Bước 1: Nhận diện rủi ro. Các nội dung nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KSC NSNN qua KBNN cũng đều được nhận diện, xác định là rủi ro. Công tác nhận diện rủi ro được thực hiện dựa vào việc rà soát, kiểm tra các nội dung của hoạt động KSC NSNN.

- Bước 2: Đánh giá/đo lường rủi ro. Xác định tỷ lệ, khả năng các rủi ro trong KSC NSNN đó sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả của nó ra sao. Từ đó, nắm rõ những trường hợp rủi ro phát sinh cụ thể, cách nó ảnh hưởng đến mục tiêu của hoạt động KSC NSNN.

- Bước 3: Xây dựng các biện pháp quản lý/ kiểm soát rủi ro: Các biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro trong KSC NSNN rất quan trọng nhằm giảm thiểu các rủi ro trong KSC NSNN. Đây chính những công cụ, những kế hoạch, chiến lược và những quy trình áp dụng trong hoạt động KSC KSNN.

- Bước 4: Theo dõi/xử lý và báo cáo rủi ro

Theo dõi, xử lý rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động KSC NSNN. Phương án theo dõi, xử lý rủi ro trong KSC NSNN là phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đến mức tối thiểu nhằm đảm bảo hiệu quả, chất lượng công tác KSC NSNN đạt mức độ tối ưu nhất.

Quy trình QLRR trong KSC NSNN là một quy trình liên tục và không kết thúc. Các loại rủi ro đã được nhận diện, đánh giá và xử lý phải được tổng

hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo các chính sách phải được cập nhập kịp thời và phù hợp với thực tiễn.

(3) Khung quản lý rủi ro

Khung quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích; khuôn khổ pháp lý; tuyên bố chung về QLRR; các nguyên tắc cơ bản; tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm, quyền hạn trong QLRR; quy trình quản lý các loại rủi ro chính (rủi ro từ quy trình nghiệp vụ, rủi ro từ việc gian lận, rủi ro tác nghiệp); đánh giá, cập nhật và hoàn thiện Khung QLRR, theo 4 bước sau:

- Bước1: Liệt kê tất cả các rủi ro và phân loại rủi ro theo lĩnh vực; - Bước 2: Xác định mức độ ảnh hưởng (trực tiếp, tổng thể);

- Bước 3: Xác định khả năng phòng, tránh; - Bước 4: Xây dựng biện pháp khắc phục.

(3) Đánh giá, cập nhật Khung quản lý rủi ro theo từng năm.

Các phương pháp, mô hình phân tích rủi ro hoặc công nghệ thông tin phục vụ phân tích rủi ro mới, phù hợp sẽ được nghiên cứu và ứng dụng trong điều kiện cho phép. Việc đánh giá thường niên cũng nhằm đảm bảo mọi rủi ro mới và các biện pháp QLRR đi kèm được cập nhật kịp thời; cũng như đảm bảo Khung QLRR luôn phù hợp và đồng bộ với những thay đổi về chế độ, chính sách;

(4) Xây dựng bộ tiêu chí định lượng đo lường mức độ rủi ro

Bộ tiêu chí định lượng đo lường mức độ rủi ro trong KSC NSNN được xây dựng theo 3 nhóm: quan hệ và lịch sử quan hệ chi NSNN ĐVSDNS, mức độ tin cậy và uy tín giao dịch của từng loại hình ĐVSDNS, tần suất xuất hiện và mức độ vi phạm đối với từng nội dung chi NSNN của ĐVSDNS;

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý rủi RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước đà NẴNG (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w