- Về việc theo dõi xử lý và báo cáo rủi ro:
2.2.4.3. Một số chỉ tiêu cụ thể về kết quả công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Đà Nẵng
trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Đà Nẵng
Kết quả hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng được thể hiện qua số chi NSNN hàng năm.
Bảng 2.1.Số liệu chi NSNN tại KBNN Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng chi NSNN Chi Thường xuyên Chi Đầu tư phát triển
2016 19.023.427 12.535.586 6.487.841
2017 19.193.295 12.480.248 6.713.047
2018 18.901.293 12.451.239 6.450.054
2019 22.562.268 14.644.910 7.917.358
2020 32.784.802 16.032.011 12.752.791
(Nguồn: Báo cáo chi NSNN của KBNN Đà Nẵng)
Theo số liệu được tổng hợp từ Báo cáo chi NSNN hàng năm của KBNN Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, số chi NSNN (Không kể chi chuyển giao NSNN) tăng dần qua các năm, số chi NSNN năm sau cao hơn năm trước, trong cả hai lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Đặc biệt số chi NSNN trong hai năm 2019, 2020 tăng cao hơn nhiều so với các năm trước đây; nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây, Thành phố Đà Nẵng tập trung đầu tư, xây dựng các dự án trọng điểm trên địa bàn và các khoản chi an sinh xã hội, chi cho sự nghiệp y tế tăng nhiều nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác phòng chống đại dịch Covid -19. Điều này có nghĩa là nhiệm vụ, khối lượng công việc kiểm soát chi NSNN qua
KBNN Đà Nẵng ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc rủi ro phát sinh trong hoạt động kiểm soát chi NSNN là rất lớn.
Để đạt được kết quả chi NSNN nêu trên, KBNN Đà Nẵng đã triển khai thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng quy định, đúng chế độ định mức và đã từ chối thanh toán rất nhiều hồ sơ chứng từ không đúng quy định. Qua số liệu được tổng hợp từ chương trình giao nhận hồ sơ một cửa, chương trình Dịch vụ công trực tuyến, báo cáo kiểm soát chi hàng năm của KBNN Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2020; KBNN Đà Nẵng đã từ chối thanh toán 8.450số lượt các đơn vị không chấp hành đúng quy định, số hồ sơ chứng từ (số món) bị từ chối là 35.504 món, với tổng số tiền từ chối thanh toán 30.249 tỷ đồng. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tình hình vi phạm trong KSC NSNN qua KBNN Đà Nẵng năm 2016-2020 Năm Số lượt đơn vị không chấp hành đúng quy định (số lượt) Số hồ sơ chứng từ vi phạm bị từ chối thanh toán (số món) Số tiền từ chối thanh toán ( tỷ đồng) Tỷ lệ giảm số vi phạm so với năm trước(%) 2016 1.830 9.053 6.671 2017 1.904 8.903 7.523 16,56% 2018 1.879 7.302 7.167 17,98% 2019 1.517 5.967 5.371 18,28% 2020 1.320 4.279 3.517 28,29% Tổng 8.450 35.504 30.249
(Nguồn: Báo cáo hoạt động hàng năm của KBNN Đà Nẵng)
cao hơn năm trước; điều này có nghĩa là số vi phạm giảm dần qua các năm, cũng có nghĩa là sự tăng dần hiệu quả của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt, tỷ lệ giảm vi phạm năm 2019, năm 2020 so với các năm trước đó cao hơn nhiều so với tỷ lệ giảm vi phạm của các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 15/01/2020 có hiệu lực từ ngày 16/03/2020. Nghị định này đã đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện đơn giản hoá, giảm thiểu thủ tục hành chính trong công tác KSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các ĐVSDNS; cụ thể có rất nhiều khoản chi đơn vị sử dụng ngân sách không phải gửi hồ sơ đến KBNN và tự chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, hợp pháp của khoản chi, KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát. Số liệu trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
So sánh số hồ sơ chứng từ sai sót, vi phạm trên tổng số các hồ sơ chứng từ kiểm soát chi phát sinh hàng năm thì tỷ lệ vi phạm xảy ra trên tổng số các chứng từ kiểm soát chi phát sinh hàng năm là tương đối cao, bình quân 13,96%, tức bình quân 100 chứng từ kiểm soát chi phát sinh có tới gần 14 chứng từ có sai sót, vi phạm (số liệu trên chỉ tính riêng vi phạm, sai sót tại
hồ sơ chứng từ chi NSNN, bỏ qua các sai sót, vi phạm trong quá trình tác nghiệp của công chức KSC KBNN).
Năm Số hồ sơ chứng từ giao nhận (số chứng từ) Số hồ sơ chứng từ vi phạm bị từ chối (số món) Tỷ lệ sai sót, vi phạm xảy ra (%) 2016 52.350 9.053 17,29% 2017 50.752 8.903 17,54% 2018 55.458 7.302 13,16% 2019 54.352 5.967 10,97% 2020 56.858 4.279 7,52%
(Nguồn: Báo cáo của KBNN Đà Nẵng)
Theo phân tích số liệu hồ sơ chứng từ giao nhận và số hồ sơ chứng từ sai sót, vi phạm hàng năm thì tỷ lệ sai sót, vi phạm xảy ra giảm dần qua các năm, đặc biệt là trong ba năm từ 2018 đến năm 2020. Điều này có nghĩa là sự tăng dần của hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
Nếu tính theo các chứng từ KSC đã được KBNN Đà Nẵng chấp nhận và thực hiện thanh toán (sau kiểm soát) thì vẫn còn tỷ lệ số sai sót, vi phạm. Tuy nhiên theo báo cáo tự kiểm tra của các phòng nghiệp vụ và báo cáo tổng hợp của phòng Thanh tra kiểm tra thì phần lớn các sai sót vi phạm ở mức thấp, có thể chấp nhận hoặc áp dụng biện pháp xử lý, không gây ảnh hưởng đến hoạt động và tổn thất tài chính.
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số vụ việc xảy ra rủi ro nghiêm trọng tại KBNN Đà Nẵng Năm Số hồ sơ chứng từ vi phạm bị từ chối Số vụ việc xảy ra rủi ro Tỷ lệ xảy ra (%)
thanh toán (số món) nghiêm trọng (số vụ) 2016 9.053 2 0.02% 2017 8.903 3 0,03% 2018 7.302 2 0.02% 2019 5.967 1 0.02% 2020 5,552 1 0.02% Tổng cộng 35.504 9 0,02%
(Nguồn: Báo cáo của KBNN Đà Nẵng)
Về tỷ lệ các rủi ro ở mức nghiêm trọng trên tổng số các rủi ro xảy ra và số thiệt hại, tổn thất về tài chính do các rủi ro gây ra theo số liệu thống kê tổng hợp cho thấy tỷ lệ này rất nhỏ chỉ 0,02 % (09 vụ việc rủi ro/tổng 35.504 rủi ro). Phần lớncác rủi ro ở mức nghiêm trọng có gây ra tổn thất tài chính đã được nhận diện cảnh báo như: giả mạo hồ sơ chứng từ; làm giả con dấu, giả chữ ký; lập chứng từ khống, thông đồng khai khống; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí việc làm dùng thủ đoạn chiếm đoạt tiền của NSNN...thì tại KBNN Đà Nẵngchiếm tỷ lệ rất ít, hầu như không xảy ra và chỉ xuất phát về phía đơn vị sử dụng ngân sách.Tuy vậy, các vụ việc rủi ro ở mức nghiêm trọng cũng đã làm ảnh hưởng đến công chức, công chức KBNN.
Về tỷ lệ các loại rủi ro không xảy ra do đã được nhận diện và có biện pháp phòng ngừa. Chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tỷ lệ này, tuy nhiên chỉ tính riêng các rủi ro ở mức nghiêm trọng có gây ra tổn thất tài chính đã được nhận diện cảnh báo như: giả mạo hồ sơ chứng từ; làm giả con dấu, giả chữ ký; lập chứng từ khống, thông đồng khai khống; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí việc làm dùng thủ đoạn chiếm đoạt tiền của NSNN...bao gồm 16 loại rủi ro được cảnh báo thì tại KBNN Đà Nẵng xảy ra 2 loại rủi ro về giả chữ ký chứng từ và lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tiền NSNN, như vậy tỷ lệ các loại rủi ro (mức nghiêm trọng) không xảy ra do đã được nhận diện là 87,5%.
dụng chứng minh nhân dân giả, chứng từ giả, sử dụng chữ ký số của thủ trưởng đơn vị mà không được sự đồng ý, thông đồng khai khống, lợi dụng sự mất cảnh giác của công chức KBNN để chiếm đoạt tiền của NSNN nói trên, vẫn còn một số ít công chức KBNN hoặc do trình độ còn hạn chế hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm; đồng thời công tác kiểm tra và tự kiểm tra nói chung còn hạn chế.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát chi qua KBNN Đà Nẵng những năm gần đây chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định, quy trình mới, điển hình nhất là Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020. Các quy định tại Nghị định và Thông tư nói trên đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị KBNN trong việc thực hiện kiểm soát chi NSNN, thủ tục, hồ sơ thanh toán vốn ngân sách tại Kho bạc Nhà nước đã đơn giản, rõ ràng hơn. Đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng, góp phần hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh.
Tuy nhiên, quy mô chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách ngày càng lớn, nội dung chi nhiều, trong khi hệ thống pháp luật về quản lý tài chính ngân sách còn bất cập; vì vậy, vẫn tồn tại nhiều rủi ro trong công tác kiểm soát chi. Theo thống kê tại KBNN Đà Nẵng, rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Đà Nẵngthường tập trung ở các hoạt động nghiệp vụ, như rủi ro từ hồ sơ pháp lý,rủi ro từ việc áp dụng các văn bản pháp luật; rủi ro từ các quy trình nghiệp vụ; …
Hiện nay, các đơn vị KBNN đang áp dụng các văn bản pháp luật do các cấp có thẩm quyền ban hành về chế độ, chính sách; về quản lý tài chính, ngân sách nói chung và hoạt động nghiệp vụ KBNN nói riêng để thực hiện kiểm soát, thanh toán cho các đối tượng sử dụng NSNN. Tuy nhiên, các văn bản về quản lý tài chính ngân sách do nhiều Bộ, ngành trung ương và địa phương ban
hành, kéo dài qua nhiều năm; hiệu lực thi hành của các điều, khoản thay thế, bổ sung có nội dung liên quan đến nhiều văn bản khác nhau… Thậm chí, việc hướng dẫn thực hiện đôi khi chưa rõ ràng đã đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng cũng khác nhau giữa các địa phương, các đơn vị. Vì vậy, rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Một số quy trình trong thực hiện kiểm soát chi vẫn còn hiệu lực nhưng hiện đã không còn phù hợp với thực tế cũng như với quy định của pháp luật hiện hành như: Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN;,… Các quy trình này hiện không còn phù hợp với Nghị định số 11/2020/NĐ-CP. Có những hồ sơ quy định trong quy trình của KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN để kiểm soát chi, ví dụ như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh bảo hành… nhưng lại không có trong các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN Nghị định số 11/2020/NĐ-CP. Điều này đã gây ra rất nhiều cách hiểu, cách giải quyết khác nhau, không thống nhất trong các đơn vị KBNN cơ sở, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ và khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Đặc biệt, năm 2020 đến nay, hầu hết các hồ sơ, chứng từ chi NSNN qua KBNN Đà Nẵng được thực hiện giao nhận trực tuyếntrên Chương trìnhDVCTT của KBNN, 100% chứng từ chi NSNN gửi đến KBNN Đà Nẵng đều đã được thực hiện qua chương trình DVCTT (trừ các đơn vị thuộc khối an ninh, quốc phòng). Chương trình DVCTT đã góp phần thực hiện công tác cải cách hành chính, các đơn vị sử dụng ngân sách không phải mất nhiều thời gian di đến kho bạc để gửi hồ sơ, chứng từ; công chức nghiệp vụ KBNN cũng không phải thực hiện nhập thủ công chứng từ vào hệ thống TABMIS như
trước đây. Thay vào đó, các công việc này đều được xử lý trên môi trường mạng giúp cho việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi từ NSNN được nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSDNS.
Tuy nhiên, theo quan sát tại KBNN Đà Nẵng, vẫn có một số ĐVSDNS không thực hiện nghiêm túc việc quản lý chứng thư số, chữ ký số và tài khoản chương trình. Đã có nhiều chủ tài khoản vì lý do bận công việc, không có thời gian nên giao luôn mã pin, chứng thư số, chữ ký số cho kế toán trưởng hoặc là người đại diện (không được phép ủy quyền). Hơn nữa, nhiều chủ tài khoản không quen sử dụng máy tính nên giao toàn bộ chứng thư số, mã pin cho người khác không đúng quy định, hoặc nhờ người khác sử dụng chứng thư số của mình ký hộ giao dịch thanh toán trong hoạt động tài chính. Đây chính là sơ hở trong việc quản lý NSNN dễ dẫn đến thất thoát NSNN.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONGKIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ