- Vẫn còn tồn tại những sai sót có tính lặp đi, lặp lại trong hồ sơ, chứng từ của ĐVSDNS, chủ đầu tư
NHÀ NƯỚCTẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN
TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN
Năm 2021 – năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi và biến động không ngừng; KBNN đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030. Dự thảo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu tổng quát là xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ và hướng tới hình thành kho bạc số.
Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của Dự thảo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) giai đoạn 2021-2030, trên cơ sở đánh giá thực trạngtrong thời gian qua, công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN cần phải được hoàn thiện để góp phần giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc giavà cần tập trung vào các định hướng cụ thể như sau:
Thứ nhất, đổi mới thường xuyên công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN trên cơ sở chấp hành cơ chế, chính sách, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN ban hành.
Nghiên cứu vận dụng cơ chế, chính sách linh hoạt, sáng tạo phù hợp tình hình thực tiễn địa phương, vận hành thông suốt hệ thống DVCTT, hệ
thống công nghệ thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và các chương trình ứng dụng liên quan khác.
Thực hiện mô hình giao dịch viên chuyên sâu, đảm bảo tuân thủ theo quy trình tiếp nhận, kiểm soát chi, hạch toán kế toán, thanh toán và trả kết quả cho đơn vị giao dịch đối với chi đầu tư, chi ban quản lý dự án của các dự án đầu tư và chi thường xuyên. Thường xuyên rà soát, sắp xếp lại nhiệm vụ cho phù hợp với công chức làm nhiệm vụ KSC NSNN tại KBNN Đà Nẵng.
Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và các cơ quan khác trong quy trình KSC NSNN
Thực hiện phân loại các khoản chi NSNN theo nội dung và giá trị để thực hiện kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các ĐVSDNS trong quy trình KSC NSNN qua KBNN Đà Nẵng. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng NSNN.
Thứ ba, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và trong hoạt động KSC NSNN nói riêng
Tăng cường thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động KSC NSNN, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.Tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong việc giao dịch thanh toán với KBNN.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và trong hoạt động KSC NSNN nói riêng
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong tất cả các hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và trong hoạt động KSC NSNN nói riêng, đẩy
mạnh đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiến tới chuyển toàn bộ giao dịch sang các hình thức giao dịch điện tử, hướng tới mục tiêu xây dựng Kho bạc số vào năm 2030 của hệ thống KBNN.
Thứ tư, xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy, quy trình quản lý kiểm soát rủi ro và Khung kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN ở KBNN các cấp.
Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy và quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro trong công tác kiểm soát chi NSNN ở KBNN các cấp góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý, kiểm soát chi và quản lý quỹ NSNN Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Đồng thời, xử lý chính xác, triệt để các rủi ro, tổn thất về tài chính, đảm bảo ổn định, phát triển an toàn và lành mạnh, hiệu quả và vững chắc.
Tổng hợp, đánh giá kịp thời các rủi ro đã được nhận diện để xây dựng các bộ công cụ cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Thường xuyên cập nhật những rủi ro mới được nhận diện, loại bỏ những rủi ro không còn phù hợp trong Khung kiểm soát QLRR.
Triển khai và tổ chức áp dụng nghiêm túc quy định QLRR, Khung kiểm soát QLRR do KBNN ban hành đến từng đơn vị KBNN, coi đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý kiểm soát rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động KSC để phát hiện kịp thời các sai phạm. Tập trung thanh tra kiểm tra các phần hành nghiệp vụ KSC thường xảy ra sai phạm.
Nhận diện và cảnh báo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn và sai phạm xảy ra, đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm ẩn đều được cảnh bảo và các sai phạm nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến hoạt động và gây tổn thất tài chính đều
được phát hiện và có biện pháp phòng ngừa.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO