1.1.3 .Giá thành sản phẩm
1.1.3.2. Phân loạ i
Giá thành được xem xét, phân loại dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Có các cách phân loại sau: [10]
- Theo thời điểm tính và nguồn gốc sốliệu đểtính giá thành:
Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩmđược xây dựng trên tiêu chí của
chi phí định mức. giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm
trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở đểxây dựng giá thành kếhoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn.
Giá thành kế hoạch dự toán: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳkế
hoạch hoặc kỳdự toán. Giá thành kế hoạch dự toán có thể được lập theo từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong kỳsản xuất.
Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở chi phí thực tếphát sinh. Giá thành thực tế thường chỉ có được sau quá trình sản xuất.
- Theo phạm vi phát sinh chi phí
Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Phản ánh tất cả những chi phí
phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chếtạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộcác khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ được xác định: [10]
Giá thành toàn bộSP tiêu thụ = Giá thành SX tính cho sản phẩm tiêu thụ + Chi phí QLDN tính cho SP tiêu thụ + Chi phí bán hàng tính cho SP tiêu thụ