Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thƣơng mại quang thiện thông qua khảo sát khách hàng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 69)

1.2.1 .Th ị trưởng ngành kinh doanh vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng tại Việt Nam

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty thông qua khảo sát khách hàng

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

2.4.3.1. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập

Để áp dụng được phân tích nhân tố cần trải qua phép kiểm định sự phù hợp của

dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố. Kiểm định này được thực hiện qua hai đại lượng là chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olikin Meansure of Sampling Adequacy) và

Barlett (Barlett’s Test of Sphericity).

Bảng 2.7 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,687

Bartlett's Test of Sphericity

Approx, Chi-Square 794,905

Df 190

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Dựa vào bảng trên ta thấy, hệ số KMO bằng 0,687 (0,5 < 0,687 < 1), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig. bằng 0,000 <0,05 cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.

2.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Trong nghiên cứu này, khi phân tích nhân tố khám phá EFA đề tài sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố chính (Principal Components) với số nhân tố (Number of Factor) được xác định từ trước là 5 theo mô hình nghiên cứu đề xuất. Mục đích sử dụng phương pháp này là để rút gọn dữ liệu, hạn chế vi phạm hiện tượng đa

cộng tuyến giữa các nhân tố trong việc phân tích mô hình hồi quy tiếp theo.

Phương pháp xoay nhân tố được chọn là Varimax procedure: xoay nguyên gốc

các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Những biến nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại

khỏi mô hình nghiên cứu, chỉ những biến nào có hệ số tải nhân tố > 0,5 mới được đưa

vào các phân tích tiếp theo.

Ở nghiên cứu này, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải thỏa mãnđiều kiện lớn hơn hoặc bằng 0,5. Theo Hair & ctg (1998), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo

mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor Loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu và

được khuyên dùng nếu cỡ mẫu lớn hơn 350. Nghiên cứu này chọn giá trị Factor

Loading > 0,5 với cỡ mẫu là 120.

Bảng 2.8 Rút trích nhân tố biến độc lập

Biến quan sát Nhóm nhân tố

1 2 3 4 5 SANPHAM1 0,824 SANPHAM2 0,796 SANPHAM3 0,792 SANPHAM4 0,705 UYTIN2 0,823 UYTIN1 0,804 UYTIN3 0,759 UYTIN4 0,734 GIACA1 0,803 GIACA4 0,788 GIACA2 0,749 GIACA3 0,713 PHANPHOI3 0,793 PHANPHOI4 0,787 PHANPHOI2 0,748 PHANPHOI1 0,736 NHANVIEN1 0,804 NHANVIEN4 0,757 NHANVIEN2 0,753 NHANVIEN3 0,728 Eigenvalue 3,175 2,942 2,450 2,016 1,973 Cumulative % 15,876 30,586 42,837 52,916 62,782

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Thực hiện phân tích nhân tố lần đầu tiên, đưa 20 biến quan sát trong 5 biến độc

lập ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện vào phân tích nhân tố theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 đã có 5 nhân tố được tạo ra.

Như vậy, sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, số biến quan sát

vẫn là 20, được rút trích lại còn 5 nhân tố. Không có biến quan sát nào có hệ số tải

nhân tố (Factor Loading) bé hơn 0,5 nên không loại bỏ biến, đề tài tiếp tục tiến hành

các bước phân tích tiếptheo.

Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi Tiêu chuẩn phương sai trích

(Variance Explained Criteria) > 50% và giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 (theo Gerbing &

Anderson, 1998). Dựa vào kết quả trên, tổng phương sai trích là 62,782% > 50% do

đó phân tích nhân tố là phù hợp.

Đề tài tiến hành gom các biến quan sát:

- Nhân tố 1 (Factor 1): Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Sản phẩm – SANPHAM” gồm 4 biến quan sát: SANPHAM1, SANPHAM2, SANPHAM3,

SANPHAM4.

- Nhân tố 2 (Factor 2): Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Uy tín thương

hiệu – UYTIN” gồm 4 biến quan sát: UYTIN1, UYTIN2, UYTIN3,UYTIN4.

- Nhân tố 3 (Factor 3): Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Giá cả – GIACA” gồm 4 biến quan sát: GIACA1, GIACA2, GIACA3,GIACA4.

- Nhân tố 4 (Factor 4): Nghiên cứu đặt tên nhân tố mới này là “Hệ thống phân

phối – PHANPHOI” gồm 4 biến quan sát: PHANPHOI1, PHANPHOI2,

PHANPHOI3, PHANPHOI4.

- Nhân tố 5 (Factor 5): Nghiên cứu đặt tên nhân tốmớinày là “Đội ngũnhân viên

– NHANVIEN” gồm 4 biến quan sát: NHANVIEN1, NHANVIEN2, NHANVIEN3,

NHANVIEN4.

2.4.3.3. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc

Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,682

Bartlett's Test of Sphericity

Approx, Chi-Square 70,278

Df 3

Sig. 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Các điều kiện kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc tương tự các điều kiện kiểm định của biến độc lập. Sau khi tiến hành phân tích qua 3 biến quan sát đốivớibiến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh”,kết quả cho thấychỉ số KMO là 0,682

(0,5 < 0,682 <1) và kiểm định Bartlett’s Test cho giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, nên dữ

liệu thu thập được đáp ứng được điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố.

2.4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Bảng 2.10 Rút trích nhân tố biến phụ thuộc

Năng lực cạnh tranh Hệ số tải

NLCT2 0,811

NLCT3 0,804

NLCT1 0,794

Cumulative % 64,464

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này

được tạo ra từ3 biếnquan sát mà đềtài đãđề xuấttừ trước, nhằm mục đích rút ra kết

luận về nănglực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện. Nhân tố nàyđược

gọi là “Năng lực cạnh tranh-NLCT”.

Nhận xét:

Quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA trên đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện, đó chính là “Sản phẩm”, “Uy tín thương hiệu”, “Giá cả”, “Hệ thống phân phối” và “Đội ngũ

nhân viên”.

Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA không có gì thayđổi đáng kể so với ban đầu, không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi mô hình trong quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá.

2.4.4. Phân tích hồi quy

2.4.4.1. Kiểm định mối tƣơng quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Bảng 2.11 Phân tích tương quan Pearson

NLCT GIACA SANPHAM UYTIN NHANVIEN PHANPHOI Tƣơng quan Pearson 1,000 0,343 0,398 0,493 0,313 0,287

Sig.(2-tailed 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001

N 120 120 120 120 120 120

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Dựa vào kết quả phân tích trên, ta thấy:

- Giá trị Sig.(2-tailed) của các nhân tố mới đều bé hơn mức ý nghĩa α = 0,05,

cho thấy sự tương quan cóý nghĩa giữa các biến độc lập và biến phụthuộc.

- Hệ số tương quan Pearson cũng khá cao (cả 5 nhân tố lớn hơn 0 và bé hơn 0,5)

nên ta có thể kết luận rằng các biến độc lập sau khi điều chỉnh có thể giải thích cho

biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh”.

2.4.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố mới

cóảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh”, nghiên cứu tiến hành hồi quy

mô hình tuyến tính để xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố mới này đếnsự hài lòng của khách hàng cá nhân.

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là “Năng lực cạnh tranh” –

NLCT và các biến độc lập được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá EFA gồm 5

biến: “Giá cả” – GIACA, “Sản phẩm” – SANPHAM, “Uy tín thương hiệu” –UYTIN,

“Đội ngũ nhân viên” – NHANVIEN, “Hệ thống phân phối” – PHANPHOI với các hệ

số Bê– ta tương ứng lần lượt làβ1, β2, β3, β4, β5.

Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

NLCT = β0 + β1GIACA + β2SANPHAM + β3UYTIN + β4NHANVIEN + β5PHANPHOI + ei

Dựavào hệ số Bê–ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các

biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với

mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng

2.4.4.3. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 2.12 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin - Watson 1 0,770 0,592 0,574 0,347 1,797

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Dựa vào bảng kết quả phân tích, mô hình 5 biến độc lập có giá trị R Square hiệu

chỉnhlà 0,574 tức là:độ phù hợp củamô hình là 57,4%. Hay nói cách khác, 57,4% độ

biếnthiên của biếnphụthuộc “Nănglựccạnh tranh” được giảithích bởi 5 nhân tố được đưavào mô hình. Bên cạnh đó,ta nhậnthấygiá trị R Square hiệu chỉnhlà 0,574 khá là cao ( > 50%), nghĩalà mối quan hệgiữa biến độclập và biếnphụ thuộc đượccoi là gần

chặt chẽ.

2.4.4.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.13 Kiểm định ANOVA

ANOVA

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1

Regression 19,914 5 3,983 33,102 0,000

Residual 13,716 114 0,120

Total 33,630 119

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Kết quả từ bảng ANOVA cho thấy giá trị Sig. = 0,000 rất nhỏ, cho phép nghiên cứu bác bỏ giả thiết rằng “Hệ số xác định R bình phương = 0” tức là mô hình hồi quy

phù hợp. Như vậy mô hình hồi quy thu được rất tốt, các biến độc lập giải thích được

khá lớn sự thay đổi của biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh”.

2.2.4.5. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được chiều hướng và cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong giai đoạn phân tích hồi quy,

nghiên cứu chọn phương pháp Enter, chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những nhân tố có

mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Những nhân tố nào có giá trị Sig. > 0,05 sẽ bị loại khỏi mô

hình và không tiếp tục nghiên cứu nhân tố đó.

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.14 Hệ số phân tích hồi quy

Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

T Sig. VIF B Độ lệch chuẩn Beta Hằng số 0,269 0,281 0,959 0,339 GIACA 0,192 0,035 0,334 5,483 0,000 1,036 SANPHAM 0,221 0,038 0,357 5,866 0,000 1,035 UYTIN 0,230 0,036 0,397 6,470 0,000 1,054 NHANVIEN 0,142 0,037 0,233 3,813 0,000 1,039 PHANPHOI 0,152 0,040 0,232 3,789 0,000 1,048

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Giá trịSig. tại các phép kiểm định của các biến độclập được đưavào mô hình:“Giá

cả”, “Sản phẩm”, “Uytín thương hiệu”, “Đội ngũ nhân viên”, “Hệ thốngphân phối” đều

nhỏ hơn0,05 chứngtỏcác biến độc lậpnày có ý nghĩathốngkê trong mô hình. Ngoài ra hằngsốtrong mô hình có giá trịSig. là 0,339 > 0,05 nên cũngsẽ bịloại.

Như vậy, phương trình hồi quy được xác định như sau:

NLCT = 0,334GIACA + 0,357SANPHAM + 0,397UYTIN + 0,233NHANVIEN + 0,232PHANPHOI + ei

Nhìn vào mô hình hồi quy, ta có thể xác định rằng: có 5 nhân tố là “Giá cả”, “Sản

phẩm”, “Uy tín thương hiệu”, “Đội ngũ nhân viên”, “Hệ thống phân phối” ảnh hưởng đến “Nănglực cạnh tranh” của công ty TNHH TM Quang Thiện.

Đề tài tiến hành giải thích ý nghĩa các hệ số Bê– ta như sau:

- Hệ số β1 = 0,334 có ý nghĩa là khi biến “Giá cả” thay đổi một đơn vị trong khi

các biến khác không đổi thì “Năng lực cạnh tranh” biến động cùng chiều với 0,334 đơnvị.

- Hệ số β2 = 0,357 có ý nghĩa là khi biến “Sản phẩm” thay đổi một đơn vị trong

khi các biến khác không đổi thì “Năng lực cạnh tranh” biến động cùng chiều với 0,357 đơnvị.

- Hệ số β3 = 0,397 có ý nghĩa là khi biến “Uy tín thương hiệu” thay đổi một đơn

vị trong khi các biến khác không đổi thì “Năng lực cạnh tranh” biến động cùng chiều

với 0,397 đơnvị.

- Hệ số β4 = 0,233 có ý nghĩa là khi biến “Nhân viên” thay đổi một đơn vị trong

khi các biến khác không đổi thì “Năng lực cạnh tranh” biến động cùng chiều với 0,233 đơnvị.

- Hệ số β5 = 0,232 có ý nghĩa là khi biến “Hệ thống phân phối” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Năng lực cạnh tranh” biến động cùng chiều với 0,232 đơn vị.

Có một điểm chung của các biến độc lập này là đều ảnh hưởng thuận chiều đến

biến phụ thuộc “Năng lực cạnh tranh”, năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện sẽ được gia tăng khi những nhân tố ảnh hưởng này tăng. Điều này cho thấy công ty TNHH TM Quang Thiện cần có những động thái nhằm kiểm soát các

nhân tố này một cách tốt hơn.

2.4.4.6. Xem xét tự tƣơng quan

Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số

kề nhau. Dựa vào kết quả thực hiện phân tích hồi quy cho thấy, giá trị Durbin –

Watson là 1,797 thuộc trong khoảng chấp nhận (1,6 đến 2,6). Vậy có thể kết luận là mô hình không xảyra hiện tượng tự tươngquan.

2.4.4.7. Xem xét đa cộng tuyến

Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF –Variance Inflation Factor) lớn hơn hay bằng 10.

Từ kết quả phân tích hồi quy ở trên, ta có thể thấy rằng giá trị VIF của mô hình nhỏ (trên dưới giá trị 1) nên nghiên cứu kết luận rằng mô hình hồi quy không vi phạm

2.4.4.8. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dƣ

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hoá

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai

mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để

phân tích. Vì vậy chúng ta phải tiến hành kiểm định phân phối chuẩn của phần dư để

xem xét sự phù hợp của mô hìnhđưa ra.

Từ biểu đồ trích từ kết quả phân tích hồi quy, ta có thể thấy rằng phần dư tuân

theo phân phối chuẩn. Với giá trị Mean xấp xỉ 1,78E-15 và giá trị Std.Dev gần bằng 1

(0,979).

2.4.5. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH TM Quang Thiện

Sau khi xác định được các nhân tố thực sự có tác động đến năng lực cạnh tranh

của công ty cũng như mức độ ảnh hưởng của nó, ta tiến hành phân tích đánh giá của khách hàng đối với từng nhóm nhân tố này thông qua kết quả điều tra phỏng vấn mà nghiên cứu đã thu thập từ trước.

Bảng hỏi nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ, được chú thích với nhân viên như sau:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý

2.4.5.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả

Thang đo nhóm Giá cả gồm có 4 biến quan sát: Giá cả phù hợp với chất lượng;

Giá cả có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác; Giá cả ổn định không thay đổi thường xuyên; Giá cả phù hợp với thu nhập.

Bảng 2.15 Đánh giá của khách hàng đối với nhóm Giá cả

One Sample T-test

Tiêu chí Test Value Mean Sig.(2-tailed)

GIACA1 4 3,65 0,002 GIACA2 3,03 0,000 GIACA3 3,22 0,000 GIACA4 3,50 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

Giả thiết:

H0: µ = 4 (Sig. > 0,05) H1: µ ≠ 4 (Sig. < 0,05)

Theo kết quả của kiểm định trên có thể thấy rằng, khách hàng đánh giá đối với nhóm “Giá cả” là khá thấp.

Theo đó, cả 4 nhận định GIACA1, GIACA2, GIACA3 và GIACA4 đều có mức

ý nghĩa bé hơn 0,05 (chấp nhận giả thiết H1: µ ≠ 4), nên ta phải dựa vào giá trị trung bìnhđể có thể đưa ra đánh giá.

Cụ thể, cả 4 nhận định GIACA1 – “Giá cả phù hợp với chất lượng”, GIACA2 – “Giá cả có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác”, GIACA3 – “Giá cả ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thƣơng mại quang thiện thông qua khảo sát khách hàng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 69)