Môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp tuấn việt – chi nhánh huế (Trang 26 - 28)

Quan hệ trong công việc

Khi tiền lương đáp ứng đủ nhu cầu vật chất cơ bản thì người ta thường đòi hỏi các nhu cầu tinh thần khác, đó là sự giao tiếp thân thiện với đồng nghiệp. Người lao động làm việc trong một doanh nghiệp không phải là làm việc một mình mà làm việc với cả một tập thể. Vì vậy, các mối quan hệ trong công việc là một tác nhân lớn ảnh hưởng đến người lao động. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp tốt khiến cho tinh thần tập thể trong công ty tốt tạo không khí thân mật làm việc dễ chịu, các thành viên trong công ty có thể giúp đỡ nhau làm việc và giúp đỡ nhau ngoài công việc. Năng suất lao động cũng vì thế mà tăng lên.

Nhu cầu quan hệ cũng bao gồm một phần của nhu cầu tự trọng mà muốn thỏa mãn được nhu cầu tự trọng thì các nhà quản trị phải tìm cách thỏa mãn nó từ bên ngoài, và nhu cầu tự trọng chỉ thể hiện rõ nhất khi người lao động tồn tại trong một tổ chức. Vì vậy thông thường họ muốn được là thành viên của một nhóm xã hội nào đó, có thể chính thức hoặc phi chính thức.

Điều kiện làm việc

Quá trình lao động luôn được diễn ra trong một môi trường sản xuất nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Như vậy điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động rất nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.

- Điều kiện tâm sinh lý lao động: đó là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều kiện này tác động đến sức khỏe và sự hứng thú của người lao động.

- Điều kiện thẩm mỹ: việc bố trí và trang trí không gian làm việc ảnh hưởng tới tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động.

- Điều kiện tâm lý xã hội: điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả doanh nghiệp, không những thế nó còn tác động đến việc phát huy sáng kiến, các phong trào thi đua trong doanh nghiệp. Tác phong lãnh đạo của nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện này.

- Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là điều kiện để giảm tai nạn lao động, tăng năng suất và chất lượng lao động.

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa công ty là những đặc trưng riêng của từng tổ chức, nó tác động đến suy nghĩ của hầu hết các thành viên trong tổ chức đó. Văn hóa công ty bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, những tập quán và những nguyên tắc.

Mục tiêu của việc xây dựng văn hóa công ty là nhằm quản trị hiệu quả và xây dựng những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên trong công ty, làm cho công ty trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy lẫn nhau, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của công ty.

Văn hóa công ty có vai trò và vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một công ty nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn Trường Đại học Kinh tế Huế

tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một công ty là con người mà văn hóa công ty là sự liên kết các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hóa công ty là tài sản vô hình của mỗi công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại tổng hợp tuấn việt – chi nhánh huế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)