Vai trò của vitami nD trên ở bệnh nhân VTL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 28 - 30)

Trong hai thập kỷ qua, vai trò của vitamin D trong kích hoạt hệ thống miễn dịch trong việc chống nhiễm trùng, cũng như các tình trạng tự miễn dịch bệnh lý và trung gian ngày càng được quan tâm và làm sáng tỏ. Ở bệnh nhân VTL, dưới tác động của 1,25(OH)2D cũng ghi nhận các đặc tính viêm và chống viêm kép như đã trình bày ở trên.43,61

Hình 1.4. Vai trò của vitamin D với các tế bào miễn dịch

“Nguồn: Nutrients - 2020”.62

Như chúng ta đã biết, cơ chế gây ra tình trạng protein niệu ở bệnh nhân VTL xuất phát từ chính cơ chế bệnh sinh của bệnh, đó là sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch tại cầu thận gây biến đổi cấu trúc màng đáy, giảm điện tích âm và tăng tính thấm màng đáy, trong đó đóng vai trò quan trọng là do tổn thương các tế bào có chân. Tế bào có chân là tế bào biểu mô chuyên biệt hóa cao, là một trong ba lớp tế bào cấu tạo lên màng lọc cầu thận. Do tác động của các yếu tố viêm, phức hợp bổ thể C7, C8 và C9, sự hoạt động của đại thực bào, các tế bào Tc và NK tiết các cytokin gây độc đã làm thay đổi của các phân tử creatin bộc lộ ở chân của các tế bao biểu mô, đặc biệt là tế bào có chân làm tăng kích thước lỗ lọc cho phép protein có phân tử lượng lớn vượt

qua màng lọc vào hệ thống dẫn niệu, tạo nên protein niệu không chọn lọc trên lâm sàng.63 Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tế bào có chân biểu hiện VDR và con đường truyền tín hiệu vitamin D - VDR có hoạt tính bảo vệ thận thông qua cơ chế giảm sự tự thực bào. Do vậy điều trị thiếu vitamin D dường như là mục tiêu trị liệu mới nhằm cải thiện mức độ protein niệu và tiên lượng ở VTL.64

Nồng độ vitamin D giảm ở bệnh nhân VTL có liên quan đến mức hoạt động bệnh LBĐHT.10 Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ vitamin D huyết thanh ở nhóm có VTL hoạt động thấp hơn nhóm không có VTL và có VTL nhưng không hoạt động, có mối tương quan nghịch giữa nồng độ 25(OH)D với chỉ số đánh giá hoạt động bệnh SLEDAI.12,55,56,65,66 Hơn nữa, thiếu vitamin D có liên quan đến sự tiến triển của bệnh còi xương, bệnh xương khớp, ung thư và bệnh tim mạch trên bệnh nhân LBĐHT cũng như làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân này là yếu tố khởi phát đợt cấp.31

Những người bị LBĐHT bị giảm khả năng tập thể dục, giảm sức mạnh, giảm chất lượng cuộc sống và mức độ mệt mỏi tăng cao. Hơn 50% những người bị LBĐHT mô tả mệt mỏi là triệu chứng bệnh hay gặp. Các thụ thể vitamin D đã được tìm thấy trên các tế bào cơ, điều này chứng minh lý thuyết về tác dụng trực tiếp của vitamin D đối với mô cơ. So với nhiều tế bào và mô khác chứa VDR, cơ bắp là một trong những mô nhạy cảm nhất mà thiếu vitamin D gây ra yếu và mệt mỏi.6 Trong các nghiên cứu gần đây, có mối quan hệ nghịch đảo giữa mức độ vitamin D và sự mệt mỏi trong LBĐHT.66,67

Bệnh nhân mắc LBĐHT và VTL có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao hơn so với nhóm chứng cùng với lứa tuổi. Thiếu vitamin D là một trong những yếu tố nguy cơ loãng xương thường gặp ở bệnh nhân LBĐHT bên cạnh mức độ hoạt động bệnh cao, tổn thương thận lupus, sử dụng GC, suy buồng trứng sớm do thuốc gây độc tế bào như CYC.68 Vì hầu hết bệnh nhân LBĐHT có nhiều yếu tố gây loãng xương và mắc các bệnh mạn tính khác nên việc bổ sung vitamin D dự phòng ngày càng được quan tâm.

Những bệnh nhân có mức vitamin D thấp có tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch cao như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đề kháng insulin, hội chứng chuyển hóa, anti phospholipid dương tính.69,70 Nhiều phân tích hồi quy logistic cho thấy bệnh nhân có nồng độ 25(OH)D cao ít có khả năng mắc các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm tăng huyết áp và tăng lipid máu, giảm đáng kể rủi ro của các biến cố tim mach.67

Hình 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của thiếu vitamin D ở bệnh nhân LBĐHT

“Nguồn: Autoimmunity Highlights - 2017”.33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w