10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA
4.2.2. Đặc điểm nồng độ vitami nD huyết thanh theo chỉ số nhân trắc
nhân trắc
Đặc điểm nồng độ vitamin D huyết thanh theo tuổi
Bảng 3.9 cho thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân 16 - 29 tuổi là 10,64 ± 4,14 ng/mL, nhóm từ 30 - 49 tuổi là 11,79 ± 4,88 ng/mL, nhóm ≥ 50 tuổi là 17,80 ± 5,21 ng/mL. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p = 0,046). Tuổi có liên quan đến nồng độ vitamin D huyết thanh.5,6 Tuổi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D và canxi, ảnh hưởng đến sự hình thành 1,25(OH)2D dạng hoạt động của vitamin D do sản xuất 1,25(OH)2D giảm 50% khi suy giảm chức năng thận do tuổi tác, mặc dù nồng độ 1,25(OH)2D huyết thanh được duy trì một phần do cường cận giáp thứ phát. Ở người trên 65 tuổi có sự giảm nồng độ 7-dehydrocholesterol trong da làm giảm tổng hợp tiền vitamin D.5 Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi và nhóm 30 - 49 tuổi thấp hơn so với nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi (Bảng 3.11). Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và tuổi với r = 0,202 với p = 0,63. Tác giả Said và cộng sự66 khi nghiên cứu trên 30 bệnh nhân VTL, không thấy có mối liên quan đáng kể giữa nồng độ 25(OH)D với tuổi của bệnh nhân với r
= 0,136, p = 0,473. Miskovic và cộng sự8 (2015) không thấy sự liên quan giữa giảm nồng độ 25(OH)D huyết thanh và tuổi với p = 0,378 khi nghiên cứu 46 bệnh nhân VTL.
Đặc điểm nồng độ vitamin D huyết thanh theo BMI
Béo phì làm cô lập vitamin D trong mỡ gây giảm khả dụng của vitamin D, BMI >30 là yếu tố nguy cơ.5 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua Bảng 3.10 cho thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân thiếu cân là 13,19 ± 5,29 ng/mL cao nhất trong các nhóm. Nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm béo phì thấp nhất: 10,50 ± 4,69 ng/mL. Tuy nhiên chúng tôi không thấy có sự khác biệt giữa nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở các nhóm theo BMI, với p > 0,05. Tương đồng với chúng tôi là kết quả của Correa-Rodr´ıguez và cộng sự14 không tìm thấy sự khác biệt giữa nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm béo phì và không béo phì (25,5 ± 11,4 ng/mL so với 23,7 ± 18,5 ng/mL). Sumethkul và cộng sự10 (2013) cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa béo phì và nồng độ 25(OH)D, có thể do tỷ lệ bệnh nhân béo phì trong nghiên cứu của tác giả thấp (6,5%), nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ có 4 bệnh nhân béo phì chiếm 7,7%.