Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với rối loạn huyết học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 78 - 80)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với rối loạn huyết học

với rối loạn huyết học

Rối loạn huyết học là thường gặp ở bênh nhân LBĐHT, có thể thiếu máu, giảm một, hai hoặc ba dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Thụ thể VDR của vitamin D có mặt trong hầu hết các tế bào miễn dịch như các tế bào đơn nhân, đại thực bào, các tế bào đuôi gai, tế bào NK, tế bào lympho T và B. Thông qua thụ thể VDR, dạng có tác dụng sinh học của vitamin D là 1,25(OH)2D có tác dụng chống tăng sinh, tăng cường biệt hóa và điều hòa chức nặng miễn dịch bao gồm tăng cường và ức chế miễn dịch.41 Do vậy chúng tôi nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và một số rối loạn huyết học trong nghiên cứu này. Qua nghiên cứu (Bảng 3.14) chúng tôi thấy thiếu máu hay gặp nhất ở bệnh nhân có thiếu vitamin D vừa (51,9%) và nặng (36,5%), ít gặp ở nhóm thiếu vitamin D mức nhẹ chỉ chiếm 5,8%. Có 3 bệnh nhân không thiếu máu thuộc nhóm thiếu vitamin D mức vừa và nặng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,872. Kết quả nghiên cứu của Shahin và cộng sự11 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm thiếu vitamin D là 72,7%, không thiếu máu là 62,9%, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, không tìm thấy mối tương quan giữa nồng độ vitamin huyết thanh với nồng độ hemoglobin (r = -0,2, p > 0,05). Tương đồng với chúng tôi là Correa-Rodríguez và cộng sự14 không thấy sự khác biệt giữa nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm thiếu máu và không thiếu máu với p = 0,449. Khairallah83 không thấy có mối tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với tình trạng thiếu máu (r = 0,141, p = 0,453).

Có 6 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có giảm bạch cầu máu, trong đó có 3 bệnh nhân giảm vitamin D ở mức nặng, 2 bệnh nhân ở mức độ

vừa (Bảng 3.14). Ở nhóm bạch cầu máu bình thường, các bệnh nhân chủ yếu thiếu vitamin D mức vừa chiếm 51,9%. Khairallah83, Shahin và cộng sự11 không thấy có mối tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với số lượng bạch cầu máu ngoại vi với r = -0,064, p = 0,65 và r = 0,2, p > 0,05, kết quả nghiên cứu của Correa-Rodríguez14 không thấy mối liên quan này với p = 0,467.

Ở nhóm giảm bạch cầu trung tính (Bảng 3.14) có 5 bệnh nhân, chủ yếu là bệnh nhân thiếu vitamin D mức độ nhẹ chiếm 3/5 bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân có bạch cầu trung tính bình thường đa số gặp thiếu vitamin D mức vừa chiếm 53,8%. Sự khác biệt giữa mức độ thiếu vitamin D với bạch cầu trung tính có ý nghĩa thống kê với p < 0,001, chúng tôi không thấy có mối tương quan giữa nồng độ vitamin D với số lượng bạch cầu trung tính (r = 0,055, p = 0,697). Tương tự với chúng tôi, Nguyễn Thị Thu Lan85 thấy có mối liên quan giữa mức độ giảm vitamin D với số lượng bạch cầu trung tính.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ giảm bạch cầu lympho khá cao chiếm 55,7%, đây là tình trạng thường gặp trong LBĐHT nhất là các đợt cấp

(Bảng 3.14). Trong số bệnh nhân giảm lympho, chủ yếu chúng tôi gặp tình trạng thiếu vitamin D mức nhẹ (25%), mức vừa (26,9%), chỉ gặp 3,8% bệnh nhân thiếu vitamin D mức nặng.

Giảm tiểu cầu (<100 G/l) ở nghiên cứu của chúng tôi gặp 7 bệnh nhân trong đó 4 bệnh nhân thiếu vitamin D mức độ nhẹ, 3 bệnh nhân thiếu mức vừa, không có bệnh nhân thiếu vitamin D mức nặng. Correa-Rodríguez và cộng sự14 không thấy sự khác biệt giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với tình trạng tiểu cầu máu ngoại vi. Kết quả nghiên cứu của Shahin và cộng sự11 khác với chúng tôi, cho thấy có tương quan thuận giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với tiểu cầu (r = 0,3; p = 0,001).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w