Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 62 - 65)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu

4.1.2 Phân bố theo thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm nghiên cứu là 35,25 ± 7,76 tháng, trong đó bệnh nhân được chẩn đoán lâu nhất là 240 tháng, sớm nhất là 1 tháng (Bảng 3.2). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu với Juliana và cộng sự84 (2016) thời gian mắc bệnh từ 6 - 244 tháng, thời gian mắc trung bình là 36 tháng. Kết quả này cao hơn của Nguyễn Thị Thu Lan85 (2016) thời gian mắc bệnh trung bình là 25,42 ± 38,39 (tháng), có thể do bệnh nhân chấn đoán lâu nhất của tác giả là 24 tháng, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian chẩn đoán <12 tháng cao hơn chúng tôi (68,2% so với 57,7%), mặc dù bệnh nhân mới chẩn đoán bệnh của chúng tôi cũng tương đương (21/52 so với 25/44 bệnh nhân). Thời gian mắc bệnh trung bình theo Sumekul10 là 6,93 ± 7,15 năm, Khairallah83 là 4,0 ± 3,2 năm, cao hơn kết quả của chúng tôi. Nguyên nhân có thể do tỷ lệ bệnh nhân mới được chẩn đoán của chúng tôi cao.

4.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhómnghiên cứu nghiên cứu

4.1.4.1. Đặc điểm tổn thương thận

Tổn thương thận trong LBĐHT là một biểu hiện nặng và tiên lượng tử vong của bệnh. Biểu hiện tổn thương thận trên lâm sàng rất đa dạng.

*Phù: Triệu chứng phù rất thường gặp khi vào viện, trong nghiên cứu của

chúng tôi chiếm tỷ lệ là 90,4% (Biểu đồ 3.2). Nguyên nhân là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân nội trú VTL, nhập viện Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu vì tổn thương thận trong đợt cấp nhất là các bệnh nhân có HCTH. Tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn Phan Thị Hồng Nhung86 (2019) chiếm 81,7% và thấp hơn của Đỗ Thị Liệu21 (2001) với tỷ lệ phù là 96,2%.

*Protein niệu: Nồng độ protein niệu ở bệnh nhân VTL tăng cao và rất cao

trong các đợt kịch phát và phụ thuộc vào tổn thương mô bệnh học cầu thận.87 Do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên bệnh nhân VTL nên 100% có protein niệu 24h > 0,5 g. Bảng 3.5 cho thấy có 33 bệnh nhân (63,5%) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH với protein niệu > 3,5 g/24h. Khi so sánh với một số nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi cao hơn so với Đỗ Thị Liệu21 (2001) trên 80 bệnh nhân VTL có 54,8% HCTH. Nghiêm Trung Dũng82 (2019) nghiên cứu trên 152 bệnh nhân có tỷ lệ HCTH là 55,3%. Nồng độ protein niệu 24h trung bình của chúng tôi là 7,40 ± 7,11 g/24h cao hơn nghiên cứu của Khairallah và cộng sự83 (2020) là 1,58 ± 1,89 g/24h. Có thể do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi vào điều trị chủ yếu do tổn thương thận nặng. HCTH là một biểu hiện thận nặng hay gặp trên lâm sàng ở VTL thường kèm theo các biểu hiện khác như tràn dịch các màng, THA, suy thận...

*Đái máu: Là một triệu chứng lâm sàng hay gặp, thể hiện tình trạng bệnh nặng

trên lâm sàng ở bệnh nhân VTL. Tỷ lệ đái máu trong nghiên cứu của chúng tôi là 86,5% (Biểu đồ 3.2). So với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Hồng Nhung86 (89%), Nghiêm Trung Dũng82 (90,1%), tỷ lệ này khá tương đồng với chúng tôi. Kết quả của chúng tôi cao hơn Đỗ Thị Liệu21 (2001) gặp tỷ lệ đái máu lúc vào viện là 67,5%; Khairallah và cộng sự83 (2020) gặp 58,5%; Said và cộng sự66 (2018) là 36,7%. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân của chúng tôi nhập viện trong bệnh cảnh đợt cấp, chỉ số hoạt động bệnh cao.

*Tế bào niệu

- Hồng cầu niệu và bạch cầu niệu: Tỷ lệ bệnh nhân có hồng cầu niệu và bạch cầu niệu của chúng tôi lần lượt là 86,5% và 71,2% (Bảng 3.5). Kết quả nghiên cứu của Khairallah và cộng sự83 (2020) cho thấy tỷ lệ thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi là 55,9% và 64,7%. Phan Thị Hồng Nhung86 (2016) nghiên

cứu trong 100/105 bệnh nhân được làm xét nghiệm nước tiểu thì có 89% bệnh nhân có hồng cầu niệu, 62% có bạch cầu niệu.

- Trụ niệu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có trụ niệu là 15 bệnh nhân chiếm 28,8% (Bảng 3.5). Kết quả này thấp hơn so với Nguyễn Trung Dũng82 (2018) tỷ lệ bệnh nhân có trụ niệu là 50,7%, Đỗ Thị Liệu21 (2001) với tỷ lệ là 56,3%. Khi so sánh với kết quả của Said và cộng sự66 (2018), tỷ lệ bệnh nhân có trụ niệu là 23,3% (7/30); Khairallah và cộng sự83 (2020) có 6/34 bệnh nhân có trụ niệu chiếm 17,6%, thấp hơn so với chúng tôi. Trụ niệu cũng là một biểu hiện tổn thương thận trong đợt tiến triển của bệnh cùng với hồng cầu và bạch cầu niệu. Do vậy nguyên nhân của sự khác biệt có thể đến từ tình trạng nặng khi nhập viện của các nhóm nghiên cứu khác nhau.

* Suy thận: Suy thận là một biểu hiện nặng của VTL. Trong suốt quá trình

bệnh khoảng 10 - 15% trường hợp tiến triển đến đến bệnh thận giai đoạn cuối.15 Kết quả nhóm nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.5) cho thấy MLCT trung bình là 33,43 ± 28,04 ml/phút. Tỷ lệ bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút chiếm là 84,6%, trong đó tỷ lệ MLCT giảm dưới 15 ml/phút là 32,7%. Tỷ lệ bệnh nhân có MLCT < 60 ml/phút của chúng tôi cao hơn Phan Thị Hồng Nhung86 là 67% nhưng tương đồng ở nhóm có MLCT < 15 ml/phút là 32,1%. Kết quả nghiên cứu của Khairallah và cộng sự83 cho thấy MLCT trung bình là 103,43 ± 45,41 ml/phút cao hơn rất nhiều nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt có thể sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu giữa các nhóm nghiên cứu. Ngoài ra biểu hiện tổn thương thận ở người châu Á, Caribbean và người Mỹ gốc phi cao hơn các chủng tộc khác, trong đó nghiên cứu của Khairallah được tiến hành ở Ai Cập còn chúng tôi thực hiện tại Việt Nam.

*Sinh thiết thận: Sinh thiết thận không chỉ giúp khẳng định tổn thương mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w