Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với tổn thương thận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 82 - 86)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

4.3.5. Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với tổn thương thận

với tổn thương thận

Tổn thương thận là một biểu hiện nặng nề ở bệnh nhân LBĐHT. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giảm nồng độ vitamin D huyết thanh có liên quan đến tổn thương thận ở bệnh nhân LBĐHT và ngược lại, tổn thương thận VTL dự báo khả năng giảm vitamin D huyết thanh.10,12,13 Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh, Kamen90 (2006) dự báo khả năng cao thiếu vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân LBĐHT có tổn thương thận với OR: 13.3; 95%Cl (2,3- 76,7), p = 0,01. Năm 2020, Khairalla và cộng sự83 cho thấy mối tương quan giữa tổn thương thận và nồng độ vitamin D là nghịch biến với r = -0,43, p < 0,0001, tương quan nghịch giữa chỉ số hoạt động bệnh thận (r = -0,325, p = 0,02).

* Về chức năng thận và vitamin D huyết thanh: Trong nghiên cứu của

chúng tôi, nhóm MLCT > 90 ml/phút có nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh là 15,23 ± 5,78 ng/mL, thấp nhất là nhóm có MLCT từ 60-89 ml/phút là 8,68 ± 4,42 ng/mL. Không có sự khác biệt về nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh với MLCT khác nhau với p = 0,416.

Tại thận, 25(OH)D được chuyển hóa thanh dạng có hoạt tính sinh học mạnh nhất là 1,25(OH)2D dưới tác dụng của enzyme 1α-hydroxylase. Ở bệnh nhân VTL có suy thận có sự giảm chức năng và khối lượng của thận, hậu quả là làm giảm sản xuất enzyme 1α-hydroxylase nên không chuyển hóa được 25(OH)D bởi các tế bào ống thận, dẫn đến nồng độ 1,25(OH)2D thấp.6 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng giảm MLCT do nguyên nhân suy thận cấp và đợt cấp của suy thận mạn, do vậy kết quả của chúng tôi chưa phản ánh

hết mối liên quan giữa MLCT với nồng độ vitamin D huyết thanh. Kết quả nghiên cứu của Khairalla83 không thấy tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với MLCT (r = -0,065, p = 0,65). Sumethkul và cộng sự10 không tìm thấy mối tương quan giữa 25(OH)D huyết thanh và eGFR. Điều này có thể liên quan đến thực tế là hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của có eGFR >30 ml/phút, chỉ có một bệnh nhân có eGFR thấp hơn 30 ml/phút và mức 25(OH)D huyết thanh ở bệnh nhân này được phát hiện là thấp. Tác giả Osman và cộng sự55 cho rằng có mối tương quan thuận giữa nồng độ 25(OH)D huyết thanh với eGFR với r = 0,462, p = 0,001.

Nồng độ vitamin D ở nhóm ure máu tăng là thấp hơn nhóm ure máu bình thường (11,01 ± 4,50 ng/mL và 14,71 ± 5,39 ng/mL) nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm có tăng nồng độ creatinin máu có nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh là 11,45 ± 4,66 ng/mL thấp hơn nhóm bình thường 13,34 ± 6,08 ng/mL, không có sự khác biệt có ý nghĩa với p > 0,05. Khairalla83 (2020) không thấy tương quan với nồng độ creatinin huyết thanh (r = -0,123, p = 0,4). Không có mối tương quan giữa nồng độ 25(OH)D huyết thanh với ure máu, creatinin máu trong nghiên cứu của Osman trên 50 bệnh nhân VTL (r = 0,131; p = 0,363 và r = 0,050, p = 0,731). Khác với chúng tôi, Lotfy Rezk AVTLaggar56 thấy giữa nồng độ 25(OH)D máu và urê máu, creatinin máu có mối tương quan nghịch.

* Về protein niệu 24h và vitamin D huyết thanh: Trong nghiên cứu này để

đánh giá mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và protein nước tiểu, chúng tôi thông qua chỉ số protein niệu 24h. Qua nghiên cứu (Bảng 3.18), chúng tôi thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân có protein niệu < 3,5 g/24h là 11,36 ± 3,81 ng/mL, ở nhóm protein niệu > 3,5 g/24h là 11,77 ± 5,26 ng/mL, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm với p = 0,11. Nhưng chúng tôi thấy có mối tương quan yếu giữa nồng độ protein niệu 24h với nồng

độ vitamin D huyết thanh với r = - 0,286, p = 0,04 (Biểu đồ 3.7). Osman và cộng sự55 cũng cho kết quả tương đương chúng tôi, nồng độ vitamin D có tương quan nghịch với nồng độ protein niệu 24h (r = -0,364, p = 0,009) nhưng không thấy có tương quan với tỷ số albumin niệu/creatinin niệu (r = -0,108, p = 0,454). Khi nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân LBĐHT có VTL Said và cộng sự66 thấy nhóm VTL có nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh thấp hơn nhóm không có protein niệu với p = 0,012. Ngoài ra khi phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả chỉ ra rằng các yếu tố như VTL (OR = 6,521, p = 0,032) và protein niệu (OR = 3,860, p = 0,039) có khả năng giảm nồng độ 25(OH)D huyết thanh. Trái lại, Khairalla83 (2020), Shahin (2016) không thấy mối tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và protein niệu 24h (r = -0,170, p = 0,24 và r = -0,1; p > 0,05).

HCTH là một biểu hiện nặng ở bệnh nhân VTL, mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và HCTH có thể do tình trạng mất protein niệu qua nước tiểu (> 3,5 g/24h) và giảm protid máu nặng (albumin máu < 30 g/l, protein máu < 60 g/l) trên bệnh nhân HCTH đã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vitamin D trong huyết thanh và mất protein mang vitamin D qua nước tiểu. Nhóm bệnh nhân có HCTH ở nghiên cứu của chúng tôi chiếm 63,5%, thể hiện đa số bệnh nhân VTL nhập viện trong tình trạng nặng, đặc biệt là tổn thương thận. Nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân có HCTH là 10,03 ± 4,40 ng/mL, thấp hơn nhóm không có HCTH với nồng độ trung bình là 14,40 ± 4,17 ng/mL, sự khác biệt này có ý nghĩa p = 0,001 (Bảng 3.17).

*Về tế bào niệu và vitamin D huyết thanh: Bên cạnh đó, nghiên cứu của

chúng tôi so sánh nồng độ vitamin D huyết thanh với tình trạng tế bào niệu trong nước tiểu như hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu và cho kết quả không có sự khác biệt về nồng độ vitamin D huyết thanh ở nhóm có hồng cầu niệu, trụ niệu,

bạch cầu niệu với nhóm còn lại với p > 0,05. Said và cộng sự66 không tương đồng với chúng tôi khi các tác giả không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với hồng cầu niệu, trụ niệu (Bảng 3.18).

* Về sinh thiết thận và vitamin D huyết thanh: Trong nghiên cứu của

chúng tôi (Bảng 3.19), nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết thận class IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 7/12 bệnh nhân, nồng độ protein niệu của nhóm là 10,57 ± 4,32 ng/mL. 3 bệnh nhân có kết quả class III có nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh là 18,57 ± 4,42 ng/mL, cao nhất trong các nhóm. Class V, VI có 1 bệnh nhân với nồng độ vitamin D huyết thanh lần lượt là 10,2 ng/mL và 12,1 ng/mL. Khi xem xét mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh với sinh thiết thận, chúng tôi nhận thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm có tổn thương thận nặng như class IV, V, IV cao hơn class III, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,141), có thể do tỷ lệ bệnh nhân của chúng tôi có kết quả sinh thiết thận còn hạn chế.

Khi nghiên cứu liên quan giữa sinh thiết thận và nồng độ vitamin D huyết thanh, các tác giả khác dùng chỉ số hoạt động và chỉ số mạn tính để đánh giá, còn nghiên cứu của chúng tôi không có thông tin để đánh giá 2 chỉ số này do kết quả sinh thiết thận là hồi cứu. Khi nghiên cứu 50 bệnh nhân VTL, về phân loại mô học của sinh thiết thận, Osman và cộng sự55 thấy có 34/50 bệnh nhân (68%) được sinh thiết thận và phân loại là loại II ở 2 bệnh nhân (5,9%), loại III ở 4 (11,8%), loại IV ở 22 (64,7%), và loại V ở 6 bệnh nhân (17,6%). Giá trị trung bình của chỉ số mãn tính là 2,8 ± 2,3 trong khi giá trị trung bình của chỉ số hoạt động là 10,2 ± 3,8. Qua phân tích, tác giả thấy có mối tương quan thuận giữa chỉ số hoạt động và chỉ số mạn tính trong sinh thiết thận với nồng độ vitamin D huyết thanh (r = 0,411; p = 0,016 và r = 0,469; p = 0,003). Tuy nhiên khác với Osman, tác giả Said và cộng sự66 không tìm thấy tương quan giữa chỉ số sinh thiết thận mạn tính và chỉ số hoạt

động sinh thiết thận với nồng độ vitamin D huyết thanh với r = 0,156, p = 0,409 và r = 0,282, p = 0,132.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w