1.3.4.1. Trên thế giới
Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh và LBĐHT đã được mô tả cách đây hơn 40 năm, với báo cáo đầu tiên của O'Regan và cộng sự72 được công bố vào cuối những năm 1970, trong đó mô tả rằng 7/12 bệnh nhân LBĐHT ở trẻ em có nồng độ 1,25(OH)2D huyết thanh thấp. Sau đó, một số nghiên cứu quy mô lớn hơn đã xác nhận mối quan hệ giữa giảm nồng độ vitamin D và tỷ lệ hiện mắc LBĐHT, đặc biệt ở bệnh nhân VTL. Nghiên cứu gộp của Guan13 (2019) về tình trạng thiếu vitamin D ở 747 bệnh nhân LBĐHT và 980 nhóm chứng khỏe mạnh cho thấy thiếu vitamin D làm tăng khả năng mắc LBĐHT.
Viêm thận đã được biết đến là một tổn thương nặng nề ở bệnh nhân LBĐHT. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và VTL. Nhiều đã công nhận sự hiện diện của viêm thận có liên quan đến nồng độ vitamin D huyết thanh thấp ở bệnh nhân LBĐHT. Năm 2013, theo Sumethkul và cộng sự,10 tỷ lệ thiếu vitamin D trên bệnh nhân LBĐHT có VTL là 91,67% cao hơn so với nhóm LBĐHT không có VTL là 66,67% và VTL là yếu tố dự báo khả năng thiếu vitamin D ở bệnh nhân LBĐHT với OR: 5,97; 95%Cl (1,68 - 21,26), p = 0,006. Theo Mok và cộng sự73 bệnh nhân VTL đang hoạt động có nồng độ 25(OH)D trung bình thấp hơn đáng kể so với nhóm không hoạt động bệnh. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cho kết luận thiếu vitamin D rất phổ biến ở bệnh nhân LBĐHT thể hiện ở nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến hoạt động bệnh cao của LBĐHT và VTL.14,56,65,66,74 Cũng theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của Mock và cộng
sự69 cho thấy nồng độ 25(OH)D huyết thanh có tương quan nghịch đáng kể với mức độ hoạt động bệnh theo SLEDAI và nồng độ anti ds-DNA. Năm 2018, Chun Lin và cộng sự74 cho kết quả ở bệnh nhân LBĐHT có hoạt động bệnh có nồng độ 25(OH)D thấp hơn đáng kể nhóm bệnh không hoạt động. Ở nhóm bệnh hoạt động, bệnh nhân có VTL có nồng độ 25(OH)D thấp hơn so với bệnh nhân không có VTL. Ngoài ra tác giả cũng đưa ra kết luận có một mối tương quan nghịch đáng kể giữa nồng độ 25(OH)D trong huyết thanh và chỉ số hoạt động của bệnh LBĐHT ở cả hai nhóm không hoạt động và có hoạt động bệnh.
1.3.4.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu của nhiều về vitamin D ở bệnh nhân LBĐHT. Năm 2011, Nguyễn Thị Phương7 khảo sát trên 97 bệnh nhân LBĐHT điều trị tại khoa cơ xương khớp và khoa miễn dịch dị ứng bệnh viện Bạch Mai cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân LBĐHT có giảm vitamin D chiếm 87,7% chủ yếu là giảm vitamin D mức nặng (70,1%), nồng độ 25(OH)D trung bình nhóm nghiên cứu là 17,51 ± 1,04 ng/mL. Ngoài ra tác giả còn thấy có mối tương quan nghịch giữa chỉ số SLEDAI với nồng độ vitamin D huyết thanh. Kết quả nghiên cứu nồng độ vitamin D năm 2018 của Lê Thị Cao Nguyên75 ở 72 bệnh nhân LBĐHT ở Hồ Chí Minh cho thấy nồng độ vitamin D trung bình của nhóm nghiên cứu giảm rõ rệt là 21,46 ± 7,55 ng/mL, đặc biệt ở nữ giới và tương quan thuận với chỉ số CLASI nhưng không tìm thấy mối liên quan mức độ hoạt động bệnh theo chỉ số SLEDAI-2K.
CHƯƠNG 2